Cá nóc quyến rũ bạn tình bằng chất độc
Chất độc chết người của loài cá nóc giúp chúng sinh sản, kiếm ăn, tự vệ và cả hấp dẫn bạn tình.
Nghiên cứu thực hiện tại Viện phân tử, sinh học tế bào và Đại học quốc gia Singapore đã cho thấy loài cá nóc này có thể sống tốt ra sao cho dù có lượng độc tố nguy hiểm trong cơ thể.
Các nhà khoa học cho biết một quá trình gọi là sự thích nghi tiến hoá đã cho phép con cá trở nên miễn dịch trước chất độc tetrodotoxin, một loại độc tố độc gấp 20 lần xyanua. Loại độc tố này đến từ thức ăn của chúng, chủ yếu là những sinh vật biển bị nhiễm độc.
"Bằng cách so sánh trình tự gene của cá nóc, cá vằn và con người, nhóm đã tìm thấy sự thích nghi tiến hoá cho phép con cá có khả năng chống lại độc tố. Bên cạnh việc giúp chúng tự vệ, khả năng kháng tetrodotoxin còn giúp cá ăn được những thức ăn chứa độc tố mà các loài khác thường tránh".
Nó cũng là độc tố mà cá nóc cái dùng để quyến rũ con đực trong mùa sinh sản.
Loài cá độc này là một đặc sản cao cấp ở Nhật Bản. Các đầu bếp hàng đầu được đào tạo nghệ thuật loại bỏ chất độc trước khi chế biến cá. Họ đặc biệt chú ý tới gan, buồng trứng, ruột và da - những bộ phận có hàm lượng độc cao.
Nếu khách hàng không may ăn phải chất độc, họ có thể bị tê liệt, hôn mê, bỏng rát da hoặc co giật.
M.T. (theo AFP)

Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc
Cá mập là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất của đại dương. Chúng là những sát thủ đáng sợ đối với sinh vật biển cũng như con người. Bên cạnh sự nguy hiểm đó chúng còn có những điều rất thú vị mà bạn không ngờ tới.

Những mối quan hệ hai bên cùng có lợi
Một mối quan hệ giữa hai cá thể (loài vật, cây, con người...) chỉ tồn tại được lâu dài nếu cả hai bên đều được lợi. Đó là quy luật cộng sinh.

Rùa biển đau đớn khi phải rút ống hút 12cm ra khỏi mũi
Đoạn clip quay lại toàn bộ quá trình rút chiếc ống hút nhựa găm chặt vào lỗ mũi chú rùa biển đã nhận được sự quan tâm lớn từ phía cộng đồng mạng ngay sau khi xuất hiện trên Youtube.

Những con vật kỳ lạ nhất ở Nam Cực
Nam Cực được biết đến là một trong những nơi lạnh nhất và có khí hậu khắc nghiệt nhất của Trái đất.

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?
Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C
Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.
