Cả nước phải đi tị nạn vì biến đổi khí hậu
Toàn bộ dân của Maldives, một quốc đảo thiên đường nằm ở Ấn Độ Dương, đang có nguy cơ trở thành những người tị nạn đầu tiên bị “đuổi” khỏi quốc gia đang cư trú do sự nóng lên toàn cầu.
Nhà lãnh đạo cao nhất của Maldives, tổng thống Mohamed Nasheed, coi đây là tình huống sẽ xảy ra vì thế để đảm bảo cho tương lai của mình và gia đình, vị tổng thống của quốc đảo đã kịp sắm cho mình nhiều đất đai ở nước ngoài và kêu gọi các quốc gia cho phép dân Maldives lánh nạn vĩnh viễn vì họ không còn cơ hội quay lại.
Toàn bộ dân của quốc đảo Maldives sẽ phải rời bỏ quê hương vì
nước biển dâng do khí hậu toàn cầu đang nóng lên (Ảnh: Popsci)
Chính phủ Maldives cho biết Úc được xem là ngôi nhà tiềm năng mới cho 350.000 công dân Maldives vì quỹ đất của quốc gia này còn khá nhiều và khí hậu tương đối tốt.
Mặc dù người dân quốc đảo không muốn rời xa đất nước xinh đẹp nhưng “di chuyển là tính huống mà chính phủ đã lên kế hoạch”, tờ Sydney Morning Herald đưa tin. Tổng thống không muốn những người dân của mình phải sống trong cảnh lưu vong dưới những túp lều tạm bợ nhiều năm hoặc nhiều thập kỷ ở nước ngoài vì vậy chính phủ Maldives nhiều năm nay đã tích luỹ tiền từ nguồn thu của ngành du lịch để mua đất cho dân.
Nếu mực nước biển tiếp tục tăng như dự đoán của Uỷ ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu trong những thế kỷ tiếp theo, 23 inch, thì 1.200 hòn đảo của quần đảo Maldives sẽ bị ngập trong nước. Khoảng 80% đất liền sẽ chỉ cao hơn mực nước biển chưa đến 3 m và khoảng 14 hòn đảo bị xói mòn, tờ Herald cho biết.
Tình huống tương tự cũng xảy ra với một số quốc đảo khác như Kiribati và Tuvalu. Chính phủ Tuvalu đã thương lượng để chính phủ Úc cho phép 12.000 dân Tuvalu nhập cư.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới
Không có những đợt phun trào đỏ ngầu dung nham, ngọn núi lửa Ol Doinyo Lengai ở châu Phi lại tuôn trào dòng nham thạch đen ấn tượng.
