Cá sấu ăn thịt khủng long

Bãi phân cứng như đá và khúc xương có vết đớp lạ lùng giúp các nhà khoa học dựng lại chân dung một loài bò sát dài 9m thời tiền sử: cá sấu ăn thịt khủng long.

Loài Deinosuchus (có nghĩa là cá sấu khủng khiếp) thường lảng vảng ở vùng nước nông và săn những con khủng long cùng cỡ với mình.

Tuần trước, các nhà cổ sinh vật học công bố kết luận sau khi phân tích các mảnh vỡ từ đống phân hóa thạch 79 triệu năm. Đây là đống phân đầu tiên của Deinosuchus mà con người tìm thấy. Loài cá sấu khổng lồ này xưng hùng xưng bá cả một vùng đất rộng lớn nay là Mỹ và bắc Mexico.

Cát và các loại mai động vật trong đống phân hóa thạch (được tìm thấy gần một con suối ở bang Georgia của Mỹ) cho thấy cá sấu khổng lồ thích sống ở vùng cửa sông và ăn rùa biển.

Các nhà nghiên cứu tại Trường Đại học Columbus còn tìm thấy một chiếc răng cá mập hóa thạch ở lớp ngoài cùng của đống phân cá sấu. Vì chiếc răng không có dấu hiệu bị tiêu hóa nên nhóm nghiên cứu cho rằng con cá mập đã để lại chiếc răng sau khi tìm cái ăn trong đống phân.

Trong đống phân, các nhà nghiên cứu không tìm thấy xương hoặc các bộ phận khác không bị tiêu hóa của con mồi. “Cả cá sấu thời xưa và ngày nay đều có dịch vị tiêu hóa được cả xương, sừng, răng và những thứ tương tự”, Samantha Harrell giải thích.

Xơi tái khủng long

Sau khi nghiên cứu dấu răng của Deinosuchus để lại trên xương con mồi, nhà cổ sinh vật học David Schwimmer kết luận rằng, thời xưa từng diễn ra các trận tử chiến kinh hồn giữa cá sấu dài khoảng 9m với khủng long cùng kích thước, bao gồm cả họ hàng của loài khủng long bạo chúa (T-rex) là Appalachiosaurus montgomeriensis và Albertosaurus.

“Nghiên cứu đoạn xương có vết cắn cho thấy xương lành dần. Điều này có nghĩa là khủng long đã bị đớp nhưng thoát chết. Điều này chứng tỏ một điều là cá sấu đã săn mồi sống chứ không phải ăn xác chết”, Schwimmer nói.

Đầu tiên, Schwimmer quan sát các vết sứt mẻ hình trứng gờn gợn ở hóa thạch rùa biển tìm thấy ở Georgia. Sau đó, ông thấy những dấu vết tương tự ở xương khủng long trong Công viên quốc gia Big Bend (bang Texas) và Bảo tàng bang New Jersey.

“Tôi nhận thấy các vết cắn này xuất phát từ hàm răng thực sự khỏe với nhiều răng. Và rõ ràng rằng cá sấu khổng lồ răng cùn là tác giả. Không có thứ gì khác có thể tạo ra dấu răng cùn dạng này ”, Schwimmer khẳng định.

Tuy nhiên, các dấu răng chỉ làm lộ ra một phần của bức tranh. “Cá sấu hiện đại có khả năng nuốt chửng con mồi nhỏ và xé con mồi lớn thành từng mảnh vừa ăn, nên dấu vết để lại rất hiếm. Chúng ta có thể suy ra rằng, một loài động vật khổng lồ như Deinosuchus phải có thói quen ăn uống khủng khiếp hơn nhiều”, chuyên gia về vết cắn cá sấu công tác ở Trường Đại học Iowa nói.

Tuyệt chủng vì thiếu thức ăn?

Dấu răng cắn khủng long là có thật nhưng tại sao cá sấu xơi tái khủng long kềnh càng nhiều thịt lại bỏ công săn lùng lũ rùa nhỏ bé lắm xương?

Cá sấu hiện đại săn nhiều loài động vật và ăn bất kỳ thứ gì sẵn có trong lãnh địa của chúng. Điều này có thể đúng với cá sấu thời tiền sử, Drumheller nói.

Bò sát khổng lồ tương tự Deinosuchus ở Bắc Mỹ cũng được tìm thấy ở các vùng đất khác và tại những thời điểm khác nhau, nhà cổ sinh vật học Paul Sereno ở Trường Đại học Chicago cho biết. Ông tìm thấy hóa thạch loài Sarcosuchus (còn gọi là SuperCroc - siêu cá sấu) 110 triệu năm ở Niger (một nước ở Tây Phi).

“Chúng ta có hai loài - Deinosuchus và SuperCroc - với độ tuổi khác nhau. Điều này chứng tỏ rằng cơ thể cá sấu phát triển đến kích thước khổng lồ, cỡ như khủng long”, một nhà thám hiểm tên là Sereno làm việc cho Hội Địa lý quốc gia (Mỹ) nói.

Deinosuchus sống ngay trước khi Kỷ Phấn trắng kết thúc. Chúng gần gũi với cá sấu hiện đại hơn loài SuperCroc. Điều gì đã xảy ra với hai loài thủy quái tiền sử này?

Cá sấu đực trưởng thành có thể phải vượt nhiều dặm đường ở khu vực cửa sông để kiếm đủ thức ăn. Vùng lãnh thổ cho mỗi cá thể không thể rộng nên số lượng cá sấu khổng lồ không thể đông. Điều này khiến chúng dễ bị tuyệt chủng trong thời kỳ khó khăn, Sereno giải thích.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà

Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.

Đăng ngày: 01/04/2025
Tìm ra nguyên nhân khiến cho nền văn minh Maya sụp đổ

Tìm ra nguyên nhân khiến cho nền văn minh Maya sụp đổ

Phân tích của nghiên cứu cho thấy lượng mưa hàng năm giảm mạnh và độ ẩm giảm đã góp phần gây ra hạn hán và chấm dứt nền văn minh Maya.

Đăng ngày: 01/04/2025
Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?

Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t

Đăng ngày: 30/03/2025
Giải oan cho loài chim bị con người tuyệt diệt

Giải oan cho loài chim bị con người tuyệt diệt

Dodo - loài chim bị con người tàn sát đến mức tuyệt chủng - luôn bị gán cho biệt danh "ngu ngốc, khờ khạo".

Đăng ngày: 28/03/2025
Dấu vết mộ cổ chứng minh Chúa Jesus từng có vợ và con trai

Dấu vết mộ cổ chứng minh Chúa Jesus từng có vợ và con trai

Mới đây, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra điều mới lạ trong khu mộ chúa Jesus tại Jerusalem. Kết quả nghiên cứu hé lộ răng Chúa Jesus từng có vợ và một người con trai có tên là Judah.

Đăng ngày: 11/03/2025
Khủng long có họ với... gà?

Khủng long có họ với... gà?

Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện phần mô mềm trên đỉnh đầu của loài khủng long Edmontosaurus tại Canada và thấy sự tương đồng với phần mào của loài gà ngày nay.

Đăng ngày: 19/02/2025
Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước

Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước

Một nghiên cứu vừa được công bố chứng tỏ, người thượng cố cách đây 10.000 năm là “nhà khoa học” biến đổi gen lúa nước ngày nay.

Đăng ngày: 19/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News