Cá sấu khổng lồ nhảy cao chưa từng thấy đớp người ăn thịt ở Indonesia
Một nhà khoa học Indonesia bị cá sấu ăn thịt khi nó nhảy cao 2,5 mét qua bức tường và xé thi thể nạn nhân.
Theo Daily Mail, Deasy Tuwo, 44 tuổi, bị con cá sấu ăn thịt khi đang cho nó ăn bằng cách ném thịt qua bức tường bê tông ở khu nghiên cứu.
Con cá sấu tên Merry được cho là đã đứng bằng hai chân, nhảy qua bức tường cao 2,5 mét và kéo nạn nhân xuống hồ. Một nhân viên tại phòng nghiên cứu đã phát hiện ra vụ việc đau lòng khi nhận thấy “hình bóng kỳ lạ” dưới hồ nước.
Nạn nhân là một nhà khoa học 44 tuổi.
Tiến lại gần, người ta phát hiện con cá sấu vẫn ngậm xác nhà khoa học nữ trong miệng. Con cá sấu dài 5 mét này mỗi ngày đều được cho ăn gà tươi, cá và thịt mỗi ngày. Nó từng tấn công các con cá sấu khác nhưng không ai nghĩ rằng lần này nó nhắm đến con người.
Các nhân viên cứu hộ sau đó phải rất vất vả mới thu hồi được xác bà Tuwo. Con cá sấu luôn tìm cách chống trả khi nhóm cứu hộ đến gần.
Con cá sấu dài 5 mét tên Merry đã ăn thịt nhà khoa học.
Trong đoạn video đăng tải trên internet, con cá sấu bị trói chặt, che kín mắt và hàm để đưa đến phòng y tế xét nghiệm. Các bác sĩ sau đó xác nhận có phần thi thể người trong bụng cá sấu.
Bạn bè mô tả bà Tuwo, nhà khoa học hàng đầu ở viện nghiên cứu, là một người khá trầm tính và yêu động vật.
Con cá sấu đã nhảy qua bức tường để kéo nhà khoa học nữ xuống hồ.
Nhân viên Erling Rumengan chia sẻ về khoảnh khắc hãi hùng: “Chúng tôi cảm thấy có điều bất thường ở hồ nuôi cá sấu. Con vật khi đó vẫn ngậm xác bà Tuwo. Chúng tôi thông báo vụ việc ngay lập tức đến sở cảnh sát địa phương”.
Con cá sấu chưa nuốt chửng thi thể nạn nhân, rất có thể là vì nó vẫn còn no, theo Daily Mail. Cảnh sát Indonesia hiện đang cố gắng liên lạc với chủ của con cá sấu, một doanh nhân Nhật Bản giàu có.
Con cá sấu bị khống chế hoàn toàn.
Người này đã mở trung tâm nghiên cứu ở Indonesia. Raswin Sirait, cảnh sát trưởng khu vực nói: “Chúng tôi chưa biết chủ cơ sở này ở đâu và chưa gặp được ông ta”.
“Chúng tôi đang xác minh xem ông ấy có giấy phép nuôi cá sấu và giấy phép mở trung tâm nghiên cứu này hay không. Nếu không, ông ấy sẽ bị bắt”, cảnh sát trưởng nói.

Những điều thú vị về loài cá sấu
Sở hữu thân mình giống những loài bò sát từng sống ở thời tiền sử, cá sấu mang trong mình sức mạnh tiềm ẩn từ thời cổ đại, giúp chúng trở thành vua trên các đầm lầy, sông nước khắp vùng nhiệt đới.

Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD
Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cho biết: sắp tới, nhiều loài động vật, trong đó có chim Dẽ mỏ thìa được đưa vào danh sách các dự án bảo tồn với tổng trị giá viện trợ 3,3 triệu USD (2,4 triệu Euro).

11 loài chó kỳ lạ nhất hành tinh
Chó luôn được coi là người bạn thân thiết của con người vì vậy có thể bạn cho rằng bạn đã biết hết về loài chó. Tuy nhiên, sự thực không hẳn như vậy.

Cá Hoàng đế - thảm họa môi trường mới ở hồ Trị An
Do nhu cầu kinh tế, một số người dân sống trong vùng lòng hồ Trị An (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) đã xây dựng ao thả một số loài cá bản địa và những thảm họa về môi trường bắt đầu xảy ra. Hiện thảm hoạ đáng kể nhất là từ loài cá Hoàng đế (ngư dân lò

Thế giới động vật - Những điều thú vị bạn chưa biết
Thế giới động vật muôn màu với bao điều lý thú. Không ai có thể tự cho mình là hiểu khá rõ về mọi loài tồn tại trên hành tinh của chúng ta.

Những loài cá khổng lồ của sông Mekong
Khối lượng cực đại của cá tra dầu sông Mekong đạt 300kg, còn chiều dài tối đa của cá đuối nước ngọt lên tới 5m. Sông Mekong, với hàng trăm loài cá và nguồn phù sa dồi dào, là mạch sống của hàng chục triệu người.
