Cá sấu quí hiếm chết, Ấn Độ xôn xao
Ba thập kỷ sau khi được cứu thoát khỏi nguy cơ tuyệt chúng, loài cá sấu Ấn Độ quí hiếm, còn được biết đến với tên cá sấu Gharial, lại đang chết hàng loạt bên bờ sông Chambal. Các quan chức kiểm lâm nước này vẫn chưa thể giải thích việc này.
Từ giữa tháng 12, Khu bảo tồn Động vật hoang dã Quốc gia Chambal đã xác nhận 76 trường hợp cá sấu chết dọc bờ sông, bắt đầu từ bang Madhya Pradesh, miền trung Ấn Độ, rồi lan tới hai bang Rajasthan và Uttar Pradesh.
Gadiraju Sudhakar, nhân viên kiểm lâm Chambal, cho biết những khám nghiệm tử thi đầu tiên chỉ ra rằng cá sấu chết vì xơ gan và loét dạ dày. Các kiểm tra sau đó cho thấy mức than chì trong trong gan cá sấu “dù không độc nhưng có thể phá hỏng hệ miễn dịch,” ông Sudhakar nói thêm. Nhưng mọi chuyện càng thêm phức tạp khi nhiều loài khác trong hệ sinh thái Sông Chambal, bao gồm hàng chục loài cá vốn là thức ăn của cá sấu Gharial, lại vẫn khoẻ mạnh.
![]() |
Cá sấu Gharial quí hiếm của Ấn Độ |
Cá sấu Gharial có nguồn gốc từ Nam Á là một trong những loài cá sấu nước ngọt bị đe doạ nghiêm trọng nhất. Quĩ Động vật Hoang dã Thế giới (WWF) cho rằng loài này đã hoàn toàn biến mất khỏi nơi cư trú trước kia của chúng ở Pakistan, Bhutan và Myanmar.
Tổ chức này ước tính chỉ còn khoảng 1.300 con cá sấu Gharial sống sót trong tự nhiên, chủ yếu ở Ấn Độ. Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (WCU) gần đây đã không gọi tình trạng của loài này là “đang bị đe doạ” nữa mà chuyển sang dùng từ “bị đe doạ cực kỳ nghiêm trọng”.
Các nhà hoạt động môi trường và Bộ Lâm nghiệp Ấn Độ tin rằng số cá sấu chết gần đây đã làm giảm lượng cá sấu nuôi xuống còn dưới 200 cặp.
Từ năm 1979, dưới sức ép từ các nhà bảo tồn, chính phủ Ấn Độ đã phải thiết lập một khu vực được bảo vệ dọc theo bờ sông Chambal nhằm ngăn chặn nạn săn trộm cá sấu lấy da; đồng thời ấp trứng và nuôi nhốt cá sấu con để bảo vệ chúng trước các loài ăn thịt.
Theo Ban Quản lý Ô nhiễm Trung ương Ấn Độ (đóng tại New Delhi) thì Sông Chambal là một trong những dòng sông sạch nhất nước này. Bộ Lâm nghiệp nghi ngờ nguồn gốc than chì là từ sông Yamuna. Con sông này tập trung rác thải công nghiệp từ thủ đô và một số thành phố công nghiệp lân cận và đổ vào sông Chambal ở hạ nguồn. Các loài cá thường bơi ngược dòng để tìm chỗ nước sạch, đặc biệt là vào mùa mưa.
Vẫn chưa có một cuộc điều tra nào nhằm tìm ra nguồn gốc than chì. Devendra Swarup, người đứng đầu bộ phận thuốc thú y của Viện Nghiên cứu Thú y (tại Izatnagar, bang Uttar Pradesh) – nơi đã phát hiện ra than chì trong gan cá sấu chết - nhấn mạnh rằng cần có sự hỗ trợ từ các chuyên gia quốc tế để giải quyết vấn đề, nếu không, nó có thể gây hại nghiêm trọng tới hệ động vật hoang dã Ấn Độ trong tương lai.
Các nhà bảo tồn cho biết việc cá sấu Gharial chết hàng loạt rất đáng chú ý vì đây có thể là tín hiệu đầu tiên cho thấy dòng sông đã bị ô nhiễm cũng như cảnh báo nhiều mối đe doạ nghiêm trọng đối với toàn bộ hệ sinh thái.
ĐÔNG QUANG

Loài ngựa lùn độc nhất thế giới
Ngựa lùn Shetland chỉ cao bằng một đứa trẻ nhưng có sức kéo bằng một con bò và là loài ngựa thông minh nhất hiện nay. Chúng được người dân Scltlan coi như linh vật quốc gia.

Những chú chim rực rỡ sắc màu nhất thế giới
Thế giới các loài chim vô cùng phong phú và đa dạng về màu sắc, kích thước…Và đây là danh sách những chú chim nhỏ bé nhưng vô cùng sặc sỡ.

Những loài động vật ăn thịt đồng loại đáng sợ nhất
Chắc hẳn các bạn từng xem một vài bộ phim về những kẻ ăn thịt người (Cannibal). Những câu chuyện kiểu ấy xem ra nhàm chán với mọi người, nhưng với một số loài động vật, đây không phải là trò đùa.

Các loài cá kỳ quái nhất hành tinh
Với ngoại hình độc đáo, khác lạ, cá mặt trăng, cá mập Wobbegong, cá cần câu, cá chiêm tinh, cá dơi môi đỏ, cá giọt nước hay cá mập Goblin... được mệnh danh là những loài cá kỳ dị nhất hành tinh.

Những sự thật ít được biết đến về loài sói
Chó sói, biểu tượng của vẻ đẹp và sức mạnh, tượng trưng cho cả những điều tốt đẹp và xấu xa tàn ác.

Khám phá gây bất ngờ ít người biết về thú ăn kiến
Thú ăn kiến không có răng. Chúng sử dụng chiếc lưỡi dài và dính của mình để bắt mồi.
