Cá Vẹt là gì? Tại sao không nên ăn cá Vẹt?

Loài cá Vẹt được bày bán tại một số chợ vùng biển. Gần đây, các diễn đàn, cộng đồng mạng kêu gọi không nên ăn cá này vì nhiều lý do đặc biệt.

ông Nguyễn Văn Quân - PGS, TS Sinh học, Nghiên cứu viên Cao cấp Viện Tài nguyên và Môi trường Biển (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cho biết: "cá Vẹt (hay còn gọi là cá Mó) thuộc họ Scaridae, là nhóm cá chuyên ăn rong tảo và san hô chết. Chúng dành tới 90% thời gian trong ngày để gặm nhấm nền đáy, tạo cơ hội cho ấu trùng san hô định cư. Nói một cách khác, đây là các "công nhân" chăm chỉ dọn vệ sinh trên rạn san hô ở vùng biển nhiệt đới".

Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia ngư học về cá rạn san hô thì mỗi cá thể cá Vẹt sau khi ăn có thể thải ra tới 320kg cát mịn (có nguồn gốc từ xương san hô) trong 1 năm.

Thực tế, cá Vẹt tham gia vào mạng lưới thức ăn phức tạp của hệ sinh thái rạn san hô và được xem là chỉ thị sinh học cho sức khỏe của rạn. Họ cá Mó là nhóm cá phân bố ở vùng biển nhiệt đới thuộc khu vực Đại Tây dương, Ấn Độ - Thái Bình dương.

Cá Vẹt là gì? Tại sao không nên ăn cá Vẹt?
Cá Vẹt (hay còn gọi là cá mó).

Cho tới nay, các nhà khoa học đã phát hiện được gần 100 loài phân bố trên các rạn san hô và thảm cỏ biển.

Ở Việt Nam, số lượng loài cá mó được phát hiện là 43 loài trong đó có 13 loài thường gặp.

Điểm đặc biệt của nhóm cá này là có hàm răng liền (như dạng mỏ Vẹt) giúp chúng có khả năng cắn vỡ vỏ giáp xác và nghiền nát bộ xương san hô để hấp thu tảo bám và hỗ trợ tiêu hóa.

Chính vì hình thức tiêu thụ thức ăn như trên nên nhiều bãi cát san hô quanh chân rạn có nguồn gốc từ hoạt động đào thải của cá mó.

Một đặc điểm độc đáo khác của loài này chính là sự lưỡng tính. Trong quá trình sinh trưởng, cá Vẹt sẽ chuyển từ giới tính cái sang đực.

Chuyên gia Nguyễn Văn Quân nhận định, con người là động vật tiêu thụ số 1 cá Vẹt trong chuỗi thức ăn của biển và đại dương nói chung.

Các hình thức đánh bắt cá Vẹt chủ yếu là bằng lưới bén, bẫy, xiên móc và súng điện.

Lý do không nên ăn cá Vẹt

1. Có rất nhiều cá để bạn có thể bắt được ở biển.

2. Cá Vẹt ăn tảo, rong nhưng đặc biệt là ăn san hô chết để thải ra cát mịn. Chúng dành tới 90% thời gian trong ngày để ăn. Nói cách khác, chúng làm sạch rạn san hô.

Điều này rất quan trọng vì hầu hết các rạn san hô trên khắp vùng nhiệt đới đang bị tảo làm mờ đi vì không có đủ cá Vẹt và các loại cá ăn thực vật biển khác.

Sau khi ăn xong, chúng thải ra cát trắng mịn - rất nhiều! Mỗi con cá Vẹt tạo ra tới 320kg cát (700 pound) mỗi năm.

Cá Vẹt là gì? Tại sao không nên ăn cá Vẹt?
Đây là loài cá nghiền san hô thành cát.

Số lượng của chúng đã cạn kiệt và mức độ tảo rất cao, chúng không thể kiểm soát ngay bây giờ ở bất cứ nơi nào ở vùng biển Caribbean.

Những con cá loè loẹt này cần phải được để lại trong nước. Và khi được ở lại, chúng làm một công việc tuyệt vời.

Một báo cáo mới kết luận rằng các rạn san hô nơi cá Vẹt có nhiều vào những năm 1980 là những rạn san hô khỏe mạnh hiện nay.

Cát từ đâu mà có?

Từ nhiều nguồn. Nhưng có lẽ bạn sẽ ngạc nhiên về con cá được mô tả trong bài này. Đây là loài cá nghiền san hô ra thành cát: cá Vẹt.

Cá Vẹt sống trong nhiều vùng nước nhiệt đới trên thế giới.

Sau khi nuốt san hô bị nghiền nát, chúng hấp thu chất bổ dưỡng từ thức ăn, rồi thải phần bã ra ngoài dưới dạng cát. Để làm được điều này, cá Vẹt dùng hàm cứng như mỏ chim và răng hàm chắc khỏe của nó. Một số loài có thể sống lâu đến 20 năm mà răng không bị mòn.

Xin hãy nói không với việc bắt cá Vẹt. Chúng ta cũng không mua cá Vẹt để chúng không bị đánh bắt nữa.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Điều gì sẽ xảy ra nếu biển trở nên trong suốt?

Điều gì sẽ xảy ra nếu biển trở nên trong suốt?

Bạn có thể bơi tự do ở biển bên cạnh những loài cá mà vẫn chủ động được mọi nguy hiểm rình rập. Tuy nhiên chuyện này có thực sự có lợi cho tất cả?

Đăng ngày: 08/06/2020
Cá mập sống sót sau cuộc chiến với mực khổng lồ

Cá mập sống sót sau cuộc chiến với mực khổng lồ

Lần đầu tiên các nhà khoa học tìm thấy bằng chứng về cuộc chiến giữa cá mập và một con mực dài hơn 8m tính cả xúc tu dưới Thái Bình Dương.

Đăng ngày: 08/06/2020
Cá chình xuyên thủng dạ dày kẻ săn mồi để chạy trốn

Cá chình xuyên thủng dạ dày kẻ săn mồi để chạy trốn

Dù chui được ra khỏi dạ dày, cá chình rắn vẫn không thể thoát khỏi xương lồng ngực trong cơ thể động vật săn mồi và cuối cùng trở thành xác ướp.

Đăng ngày: 05/06/2020
Cá mập bơi hơn 1000km để tránh giao phối

Cá mập bơi hơn 1000km để tránh giao phối

Con cá mập trắng khổng lồ đang mang thai dường như đã bơi một quãng đường dài hơn 1.100 km để tránh những con đực tìm cách giao phối.

Đăng ngày: 05/06/2020
Tại sao cá voi vung đuôi lên xuống, nhưng cá mập lại vung đuôi sang hai bên?

Tại sao cá voi vung đuôi lên xuống, nhưng cá mập lại vung đuôi sang hai bên?

Tại sao cùng là những sinh vật biển, nhưng cá voi có thân hình to lớn lại bơi theo cách vung đuôi lên xuống còn cá mập và nhiều loài cá khác lại vung đuôi sang hai bên theo chiều ngang?

Đăng ngày: 03/06/2020
Mời bạn nghe những âm thanh hiếm có do loài kỳ lân biển tạo ra

Mời bạn nghe những âm thanh hiếm có do loài kỳ lân biển tạo ra

Dù thu về được lượng âm thanh dài tới 17 giờ, các nhà nghiên cứu chưa giải mã được phần lớn trong số đó, chưa rõ kỳ lân biển

Đăng ngày: 02/06/2020
Thợ lặn hốt hoảng đối mặt với cá mặt quỷ dưới đáy đại dương

Thợ lặn hốt hoảng đối mặt với cá mặt quỷ dưới đáy đại dương

Con cá có hình thù xấu xí đang lẩn trốn dưới cát biển như một cách ngụy trang khi đi săn mồi.

Đăng ngày: 01/06/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News