Cá voi đau xót trước cái chết của đồng loại như con người

Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học Italy cho thấy hình ảnh cá voi bám vào xác của một con cá voi khác thể hiện mối liên kết đồng loại chặt chẽ, có thể là cách bày tỏ nỗi đau.

Theo NG, cá voi là loài động vật thông minh và hòa đồng. Giải thích hợp lý nhất cho nghiên cứu mới về sự gắn kết giữa cá voi là chúng đau xót trước cái chết của đồng loại.

"Chúng đau đớn và căng thẳng. Chúng biết có chuyện xấu xảy ra", Melissa Reggente, nhà sinh vật học tại Đại học Milano-Bicocca, Italy, cho biết.

Các nhà khoa học phát hiện nhiều loài động vật có khả năng biểu hiện nỗi buồn như hươu cao cổ, tinh tinh, voi... Những phát hiện này làm dấy lên cuộc tranh luận về việc liệu động vật có cảm xúc hay không. Nếu có, những cảm xúc này ảnh hưởng thế nào đến việc con người đối xử với động vật.

Theo Barbara King, nhà nhân chủng học ở Đại học William & Mary, bang Virginia, Mỹ cho biết cảm xúc đau buồn của động vật có thể được định nghĩa là một dạng cảm xúc đau buồn với các hành vi thông thường bị gián đoạn.

Cá voi đau xót trước cái chết của đồng loại như con người
Cá voi sát thủ giữ xác cá sơ sinh nổi trên mặt nước. (Ảnh: Robin W.Baird).

Theo công bố mới trên "Tạp chí Mammalogy - Động vật có vú", 7 loài cá voi, từ loài cá nhà táng khổng lồ đến cá heo spinner nhỏ nhắn đều có hiện tượng bám vào xác đồng loại chết.

Tại Biển Đỏ thuộc Ấn Độ Dương, các nhà khoa học đã nhìn thấy một con cá heo mũi chai Ấn Độ Dương đẩy xác một con cá heo nhỏ hơn. Đây có thể là hai mẹ con hoặc hai cá thể có quan hệ gần gũi.

Một con cá voi cái sát thủ có tên L72 đã ngậm xác một con cá voi sơ sinh ở ngoài khơi đảo San Juan, Washington, Mỹ. Dấu hiệu cơ thể L72 cho thấy nó vừa mới sinh.

"Nó cố giữ xác con non nổi lên khỏi mặt nước trong suốt quãng thời gian chúng tôi quan sát, giữ cái xác nằm cân bằng trên đỉnh đầu", Robin Baird, đồng tác giả nghiên cứu thuộc tổ chức phi lợi nhuận Cascadia tại Olympia, Washington, người chứng kiến nỗ lực của con mẹ, cho biết.

Một con cá voi sát thủ cái và con của nó có thể gắn bó với nhau cả đời. Khi một con chết đi, Baird tin rằng, "loài vật này sẽ trải qua quãng thời gian diễn biến tâm lý giống hệt với con người, khi chúng ta mất đi người thân". Ngoài ra, loài cá voi sát thủ còn ngậm xác, đẩy xác đi trong nước, lấy vây chạm vào xác.

Trong khi đó, cá voi đầu tròn vây ngắn Bắc Đại Tây Dương lại tạo một vòng tròn bảo vệ xung quanh cái xác và con cá trưởng thành. Cá heo spinner tại Biển Đỏ lại cố gắng đẩy xác về phía tàu. Khi xác chết được kéo lên tàu, cá heo spinner bơi vòng quanh tàu rồi tản đi.

"Không thể lý giải nguyên nhân chúng làm thế", nhà sinh vật học Reggente nói.

Theo nhà nhân chủng học King, đôi lúc hành vi này chỉ là sự tò mò hoặc là động thái thăm dò của loài cá voi nói chung. Tuy nhiên, không thể phủ nhận là hành vi tiêu hao năng lượng để ngậm xác, giữ cái xác nổi lên bề mặt, hay bơi xung quanh, có thể là một cách chúng khóc thương đồng loại.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cá mú quái vật nặng 2 tạ nuốt chửng cá mập trước mặt ngư dân Mỹ

Cá mú quái vật nặng 2 tạ nuốt chửng cá mập trước mặt ngư dân Mỹ

Theo Fox News, một nhóm các ngư dân ở thành phố Everglades, bang Florida, Mỹ, có cơ hội chứng kiến con mú tặng 2 tạ ăn thịt cá mập trong chớp nhoáng.

Đăng ngày: 20/07/2018
Bãi cát trắng tuyệt đẹp ở Hawaii thực chất chỉ là... phân cá?

Bãi cát trắng tuyệt đẹp ở Hawaii thực chất chỉ là... phân cá?

Các vùng biển nhiệt đới từ lâu đã nổi tiếng với cảnh quan đẹp tuyệt vời với bãi cát trắng sáng và làn nước biển trong lành mát rượi.

Đăng ngày: 20/07/2018
Cận cảnh cá mập xé xác cá voi khổng lồ ngay giữa khu lướt sóng

Cận cảnh cá mập xé xác cá voi khổng lồ ngay giữa khu lướt sóng

Một người lướt sóng đã phải cảnh báo về sự hiện diện của cá mập, khuyên những người khác không nên xuống nước.

Đăng ngày: 18/07/2018
Vì sao khi chết đi rồi, cá voi vẫn có ích đến hàng chục năm sau?

Vì sao khi chết đi rồi, cá voi vẫn có ích đến hàng chục năm sau?

Ước tính hàng năm, trong mỗi đợt di cư sẽ có khoảng 70 ngàn con cá voi chết đi. Nhưng sau đó, thịt, mỡ và xương của chúng chính là nguồn sống cho nhiều loài sinh vật khác.

Đăng ngày: 17/07/2018
Cá heo dạt vào bờ, sơ cứu ra sao?

Cá heo dạt vào bờ, sơ cứu ra sao?

Nghiên cứu sinh tiến sĩ Vũ Long - người thành lập Mạng lưới thú biển Việt Nam, chia sẻ 6 bước cần thiết để sơ cấp cứu cá heo một cách khoa học, vừa đảm bảo an toàn cho bản thân và con vật.

Đăng ngày: 17/07/2018
Ngộ nghĩnh cá thằn lằn, mực đuôi ngắn dưới đáy biển

Ngộ nghĩnh cá thằn lằn, mực đuôi ngắn dưới đáy biển

Tàu Okeanos Explorer của NOAA (cơ quan quản lý khí quyển và đại dương quốc gia Mỹ) vừa kết thúc nhiệm vụ thám hiểm những khu vực biển ít được nghiên cứu tại khu vực Đông Nam nước Mỹ.

Đăng ngày: 16/07/2018
Các nhà khoa học đang thuần hóa cá ngừ vây xanh để có đủ nguyên liệu làm sushi

Các nhà khoa học đang thuần hóa cá ngừ vây xanh để có đủ nguyên liệu làm sushi

Phương pháp nuôi trồng hải sản này sẽ cho ta một nguồn cá ngừ vô tận để mà thưởng thức.

Đăng ngày: 13/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News