Cá voi sát thủ cuối cùng đã chịu bỏ xác con sau 17 ngày lênh đênh trên đại dương

Tahlequah - bà mẹ cá voi sát thủ nổi tiếng thế giới suốt nửa tháng qua cuối cùng đã vượt qua được nỗi đau.

Chắc hẳn nhiều người vẫn còn nhớ đến câu chuyện của Tahlequah - cô cá voi sát thủ đã khiến cả thế giới phải xúc động khi giữ con mình không rời, dù cá con đáng thương ấy đã chết ngay sau khi lọt lòng.

Cá voi sát thủ ôm xác con đi khắp đại dương trong hơn nửa tháng trời, và khoa học đang hết sức lo lắng
Nỗi đau ấy quá lớn, cá mẹ không sẵn sàng cho điều đó. Nó ôm xác con mình trong hơn nửa tháng trời, di chuyển một quãng đường hơn 1.600 cây số. Thậm chí, khoa học đã tính đến chuyện buộc phải tách cá mẹ ra, vì việc ôm xác con có thể khiến nó không kiếm đủ thức ăn để bổ sung dinh dưỡng sau khi sinh nở.

Cá voi sát thủ cuối cùng đã chịu bỏ xác con sau 17 ngày lênh đênh trên đại dương
Cá voi sát thủ Tahlequah đã thực sự rời bỏ đứa con của mình.

Nhưng thật may mắn là họ đã không phải làm điều này. Nỗi đau vẫn còn đó, nhưng cá mẹ đã vượt qua được rồi. Theo ghi nhận từ ĐH British Columbia thì vào thứ 7, ngày 11/8 - tức sau 17 ngày lênh đênh cùng con, Tahlequah lần đầu tiên bơi mà không có con mình. Cô cùng đàn đuổi theo một đàn cá hồi tại British Columbia.

Sở dĩ phải đến bây giờ các chuyên gia mới lên tiếng là vì họ muốn biết chắc chắn rằng Tahlequa đã thực sự từ bỏ. Và may mắn là điều đó đã đúng.

Cá voi sát thủ cuối cùng đã chịu bỏ xác con sau 17 ngày lênh đênh trên đại dương
Tahlequah đang đẩy xác cá con lên mặt biển để bé hít thở không khí (cá voi thở bằng phổi).

"Chuyến đi tang tóc của Tahlequah đã chấm dứt" - trích lời chuyên gia từ Trung tâm nghiên cứu cá voi tại Tây Bắc Thái Bình Dương.

"Đã có báo cáo về việc J35 (biệt danh khoa học của Tahlequah) không còn mang theo xác con từ ngày 11/8 tại vùng biển Georgia Strait gần Vancouver; và bây giờ, chúng tôi có thể xác nhận rằng cô ấy đã từ bỏ thật rồi".

Điều đáng buồn là các chuyên gia đã không thể thu hồi cái xác, nhằm tìm hiểu nguyên nhân gây ra cái chết và ngăn chặn các trường hợp tương tự trong tương lai. Theo báo cáo, cái xác đã chìm xuống đáy biển Salish, và khả năng thu hồi được là khá thấp.

Trên thực tế, cá voi sát thủ sau khi sinh sẽ ở cùng con mình, ngăn không cho nó chìm xuống quá lâu để có thể hít thở đầy đủ. Tuy nhiên với trường hợp của Tahlequah, khoa học xác nhận rằng cá voi mẹ đã biết con mình chết, nhưng nó đơn giản là không chịu từ bỏ. Ngày qua ngày, nó liên tục đẩy xác con lên mặt biển, như mong đứa bé có thể quay về.

Cá voi sát thủ cuối cùng đã chịu bỏ xác con sau 17 ngày lênh đênh trên đại dương
Cá voi sát thủ sau khi sinh sẽ ở cùng con mình, ngăn không cho nó chìm xuống quá lâu để có thể hít thở đầy đủ.

"Một con cá heo hoặc cá voi thông thường sẽ phải chịu đựng rất nhiều. Nó phải lặn xuống, mang con mình lên mặt biển trước khi nó chìm, hít thở rồi lại nhấn chìm nó xuống" - Deborah Giles từ ĐH Washington chia sẻ.

"Nhưng bà mẹ này, nó biết, nhưng đơn giản là nó không muốn từ bỏ. Bà mẹ ấy đã chưa sẵn sàng".

Ở thời điểm hiện tại, cá voi mẹ vẫn ở trạng thái sức khỏe tốt, hộp sọ không bị biến dạng và cơ thể cũng không có dấu hiệu yếu đi vì thiếu thức ăn. Dù không phải là cái kết đẹp, nhưng trong trường hợp này vẫn là điều tốt nhất cho cả 2.

Câu chuyện cảm động của Tahlequah thực chất cũng là một hồi chuông cảnh tỉnh dành cho nhân loại. Thực tế đáng buồn là trong vòng 2 thập kỷ gần nhất, 75% cá voi con ra đời đều không sống được. Thậm chí, tỷ lệ sống sót của con non trong những năm gần đây là... 0%. Tất cả đều chết ngay sau khi ra đời.

Cá voi sát thủ cuối cùng đã chịu bỏ xác con sau 17 ngày lênh đênh trên đại dương
75% cá voi con ra đời đều không sống được.

Nguyên nhân gây ra thảm cảnh này là vì con người đã quá tay khi đánh bắt cá hồi - một trong những nguồn thực phẩm quan trọng của cá voi sát thủ. Ngoài ra, những con thuyền cũng liên tục xuất hiện trong khu vực đi săn của cá voi, gây ô nhiễm nguồn nước.

Rõ ràng, để không còn những trường hợp đau lòng như với Tahlequah, con người cần có một kế hoạch cụ thể hơn để giải quyết vấn đề này. Có thể là lệnh cấm, có thể là hạn chế, chưa rõ cái gì sẽ có hiệu quả, nhưng hãy để khoa học trả lời xem.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những loài sên biển đẹp ngỡ ngàng dưới lòng đại dương

Những loài sên biển đẹp ngỡ ngàng dưới lòng đại dương

Những loài sên biển mang đủ hình thù kỳ quái, màu sắc sặc sỡ khiến nhiều người cho rằng chúng chính là bằng chứng về các sinh vật ngoài hành tinh đang hiện diện trên Trái đất.

Đăng ngày: 26/05/2019
Biến đổi khí hậu là mối lo toàn cầu nhưng đối với loài vật này lại là niềm hạnh phúc

Biến đổi khí hậu là mối lo toàn cầu nhưng đối với loài vật này lại là niềm hạnh phúc

Nếu dành ra 3 giây để google tác động của biến đổi khí hậu lên toàn cầu, thì ngay lập tức bạn sẽ nhận được hàng triệu kết quả, và chỉ toàn những thông tin tiêu cực.

Đăng ngày: 13/08/2018
Cận cảnh giải cứu cá mập voi khổng lồ bị dây thừng thắt cổ

Cận cảnh giải cứu cá mập voi khổng lồ bị dây thừng thắt cổ

Trong chuyến du lịch Hawaii, một gia đình người Mỹ đã bắt gặp con cá mập voi bị dây thừng quấn cổ và họ đã tìm cách cứu con vật nằm trong danh sách bị đe dọa tuyệt chủng này.

Đăng ngày: 10/08/2018
Sát thủ đại dương tưởng chừng chỉ có trên phim bất ngờ lộ diện tại bờ biển Majorca

Sát thủ đại dương tưởng chừng chỉ có trên phim bất ngờ lộ diện tại bờ biển Majorca

Nhà sinh vật học Ricardo Sagarminaga Van Buiten đã dẫn đầu đoàn thám hiểm Alnitak và tìm thấy con cá mập trắng khổng lồ dài hơn 5 mét này ở gần đảo Cabrera.

Đăng ngày: 10/08/2018
Hiện tượng đáng sợ khiến hàng nghìn sinh vật chết đột ngột ở Mỹ

Hiện tượng đáng sợ khiến hàng nghìn sinh vật chết đột ngột ở Mỹ

Hiện tượng tảo nở hoa đã giết chết hàng ngàn sinh vật biển ở bang Florida nước Mỹ và đang gây ra các vấn đề sức khỏe cho người dân, CNN đưa tin.

Đăng ngày: 09/08/2018

"Thủy quái" khổng lồ gớm ghiếc mắt to như đĩa dạt vào Mỹ?

Sinh vật khổng lồ được ngư dân địa phương phát hiện và họ tin rằng đó là một con mực khổng lồ.

Đăng ngày: 08/08/2018
Hàng chục nghìn tấn tảo đuôi ngựa

Hàng chục nghìn tấn tảo đuôi ngựa "nuốt chửng" các bãi biển của Mexico

Phóng viên tại Mexico đưa tin, ngày 3/8, Bộ Môi trường và Tài nguyên Mexico (Semarnat) cảnh báo việc sinh sôi của tảo đuôi ngựa (Sargasso) trải dài 480km dọc các bãi biển Caribe của Mexico.

Đăng ngày: 06/08/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News