Cá voi sát thủ dạy đồng loại trộm cá của ngư dân
Các nhà khoa học phát hiện cá voi sát thủ bắt đầu ăn cá từ lưới đánh cá của ngư dân và coi đó như một nguồn thức ăn dễ kiếm.
Nhóm nghiên cứu đứng đầu là Morgane Amelot, đến từ Đại học Deakin ở Australia, theo dõi hành vi kiếm ăn của hai nhóm cá voi sát thủ quanh quần đảo Crozet ở phía nam Ấn Độ Dương từ năm 2003 đến năm 2018.
Cá voi sát thủ bơi trước một tàu đánh cá. (Ảnh: Alessandro De Maddalena).
Cá voi sát thủ là động vật có trí thông minh cao, có thể điều chỉnh hành vi tùy theo môi trường. Chúng ăn cá và mực, nhưng cũng nhắm tới những động vật lớn hơn như hải cẩu, chim biển, thậm chí cá voi. Gần đây, một nhóm cá voi sát thủ ở Nam Phi còn săn giết cá mập trắng để moi gan.
Dù ngư dân đã quen với việc cá voi sát thủ lợi dụng móc câu để kiếm bữa ăn dễ dàng từ giữa thập niên 1990, nghiên cứu mới nhất công bố hôm 2/2 trên tạp chí Royal Society Biology Letters hé lộ hành vi mới này lan rộng nhanh chóng tới mức nào trong quần thể. Trong thời gian nghiên cứu, số lượng cá voi sát thủ cướp cá từ móc câu tăng đáng kể ở cả hai nhóm, lần lượt từ 34 lên 94 con và 19 lên 43 con.
Theo Amelot, nghiên cứu cho thấy cách cá voi sát thủ học hỏi hành vi mới khi phản ứng với hoạt động của con người. Thông qua mở rộng ngư trường trên khắp thế giới, con người vô tình cung cấp cho cá voi sát thủ nguồn thức ăn mới.
"Có nhiều cơ chế cần khám phá nhằm hiểu rõ quá trình cá voi sát thủ học hỏi hành vi và lan truyền giữa các cá thể và bầy đàn", Amelot nói. "Cơ chế này không chỉ tồn tại ở quần thể cá voi sát thủ mà cả loài khác. Nghiên cứu này là một nước tiến để tìm hiểu cách hành vi trở nên phổ biến ở quần thể động vật biển có vú".
Việc phát triển hành vi mới có thể làm thay đổi vai trò động vật săn mồi của cá voi sát thủ trong hệ sinh thái. Nó có thể giảm bớt áp lực với các loài mồi săn về ngắn hạn, tăng cường quần thể cá voi sát thủ trong dài hạn bởi nguồn cá có sẵn tác động tích cực tới cá thể cái đang nuôi con.
Cá voi sát thủ sinh sống ở mọi đại dương trên khắp thế giới, tuy nhiên chúng phân bố phổ biến nhất ở vùng biển lạnh như Nam Cực, Na Uy và Alaska. Amelot và cộng sự kết luận nghiên cứu phản ánh cá voi sát thủ phản ứng nhanh thế nào trước nguồn thức ăn mới và tác động của con người tới chế độ ăn của loài săn mồi hàng đầu này.

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?
Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C
Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.

Vì sao sinh vật biển hay nuốt nhầm rác nhựa?
Các nhà khoa học cho biết không phải ngẫu nhiên mà sinh vật biển, đặc biệt là rùa, lại ăn rác thải nhựa...

Những điều thú vị về con sam biển
So với cua, tôm thì loài sam biển là loài hải sản không đắt đỏ bằng, tuy nhiên, giá trị mà nó mang lại đối với y học thì ít có loài nào sánh bằng.

Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn
Ông Andy Hales (55 tuổi), một doanh nhân ở Birmingham (Anh), đã câu được một con cá mập trắng khổng lồ nặng gần 2 tấn ở ngoài khơi Nam Phi.

Kẻ bá chủ thực sự của đại dương
Mối quan hệ giữa kẻ săn mồi và con mồi luôn mật thiết với nhau, nếu thiếu một thì kẻ kia cũng không thể tồn tại. Cá mập dường như đang thực hiện sứ mệnh loại bỏ những cá thể yếu kém ra khỏi bầy đàn, tạo điều kiện cho những cá thể còn lại phát triển tốt hơn.
