Các cấp độ của nền văn minh vũ trụ (thang đo Kardashev)

Tính đến hiện nay, loài người đã đạt được rất nhiều thành tựu khoa học vĩ đại. Từ thời còn săn bắt, hái lượm cho đến những bước chân đầu tiên trên Mặt trăng. Chúng ta đã thay đổi rất nhiều bộ mặt của Trái Đất. Nhưng bạn có biết rằng, so với các cấp độ nền văn minh trong vũ trụ, chúng ta có thể chỉ là những bước đi đầu tiên. Và những cấp độ ấy là gì?

Năm 1964, nhà thiên văn học người Xô Viết, Nikolai Kardashev đã đề xuất ra một giả thuyết về thang đo mức phát triển của một nền văn minh dựa trên lượng năng lượng mà nền văn minh đó có thể tạo ra. Thang đo này chia làm 3 mức độ, và các mức độ sau nay đều dựa trên nền tảng của 3 mức trước để đề ra.

Loại I: hay còn gọi là nền văn minh cấp hành tinh. Ở cấp độ đầu tiên này, nền văn minh có khả năng lưu trữ và sử dụng xấp xỉ lượng năng lượng sẵn có trên hành tinh mẹ. Để đạt được mức độ này, lượng năng lượng sử dụng ước tính cần đạt là 10^26 W. Và dựa trên con số này, công thức để xác định cấp độ của nền văn minh được tính theo công thức sau:

Các cấp độ của nền văn minh vũ trụ (thang đo Kardashev)
Công thức xác định cấp độ của nền văn minh​.

Trong đó, K là cấp độ của nền văn minh, còn P là lượng năng lượng mà nền văn minh đó sử dụng và lưu trữ. Hiện nay, ước tính loài người sử dụng xấp xỉ 2 x 10^13 W. Điều này cho thấy loài người chúng ta còn chưa đạt nổi loại 1. Chúng ta đang ở đâu đó ở mức 0,73. Và theo nhà vật lý học Michio Kaku Chúng ta sẽ mất từ 100 đến 200 năm nữa để đạt được loại 1, khoảng vài nghìn năm để đạt tới loại 2, và từ 100 000 đến 1 triệu năm để đạt tới loại 3.

Các cấp độ của nền văn minh vũ trụ (thang đo Kardashev)
Michio Kaku​.

Nền văn minh loại 1 có thể điều khiển toàn bộ hành tinh, ví dụ như kiếm soát thời tiết, thay đổi địa chất hành tinh,.... Thậm chí ta sẽ có cư dân dưới biển với mật độ cao hơn trên đất liền.

Loại 2: hay còn gọi là nền văn minh cấp sao. Một nền văn minh loại 2 có khả năng hút trọn toàn bộ năng lượng của một ngôi sao nào đó. Và để có thể hút được lượng năng lượng khổng lồ này, họ cần đến siêu công cụ có tên là cấu trúc Dyson.

Các cấp độ của nền văn minh vũ trụ (thang đo Kardashev)
Quả cầu Dyson.

Để dễ hiểu, cấu trúc Dyson là một hệ thống các vệ tinh dày đặc bao trọn xung quanh ngôi sao và hút lấy năng lượng từ ngôi sao đó.


"Làm thế nào để xây dựng cấu trúc Dyson?". (Nguồn: Kurzgesagt – In a Nutshell​).

Nền văn minh loại 2 không chỉ có khả năng tạo ra cấu trúc này mà còn có thể sinh sống bên trong nó. Ngoài ra còn có thể kiểm soát từ hành tinh trong hệ mặt trời và ghé thăm các hệ mặt trời lân cận.

Loại 3: hay còn gọi là nền văn minh cấp độ thiên hà, có khả năng kiểm soát năng lượng của toàn bộ thiên hà. Cách khai thác năng lượng ở cấp độ này cũng tương tự như loại 2, nhưng ở quy mô hàng tỉ tỉ hệ mặt trên rải rác khắp thiên hà. Thậm chí nền văn minh còn có thể lấy năng lượng phát ra hoặc viền xung quanh hố đen ở trung tâm của thiên hà. Các hành tinh được tạo ra và phá hủy đi như cơm bữa chỉ đề khai khoáng. Mặt trời trở thành "viên pin" của cư dân trên nền văn minh này.

Tiếp theo sẽ là gì?

Nhiều giả thuyết được đưa ra như loại 4 có khả năng lưu trữ và sử dụng năng lượng của toàn bộ vụ trụ, và loại 5 là của nhiều vũ trụ song song.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cần phi hành đoàn bao nhiêu người mới đủ để sống sót trên đường sang hệ sao Proxima Centauri?

Cần phi hành đoàn bao nhiêu người mới đủ để sống sót trên đường sang hệ sao Proxima Centauri?

Thuật toán Heritage của hai nhà khoa học người Pháp sẽ cho ta lời giải.

Đăng ngày: 02/11/2019
Nhà di động cho phi hành gia vũ trụ

Nhà di động cho phi hành gia vũ trụ

Viện Quốc gia về nghiên cứu vùng cực của Nhật Bản ở Tatikawa (ngoại ô thủ đô Tokyo) vừa giới thiệu mô hình ngôi nhà di động được thiết kế dành cho các nhà thám hiểm ở Nam cực và trong tương lai có thể được sử dụng làm nơi lưu trú cho người ở các trạm nghiên cứu Mặt trăng.

Đăng ngày: 02/11/2019
Khám phá nhiều bí ẩn vũ trụ, con người khát khao tìm thế giới mới

Khám phá nhiều bí ẩn vũ trụ, con người khát khao tìm thế giới mới

Trong 10 năm qua, các nhà khoa học quan sát được sóng hấp dẫn và chụp được hình ảnh hố đen. Những tiến bộ công nghệ càng thúc đẩy mạnh mẽ khát khao tìm kiếm các thế giới mới.

Đăng ngày: 01/11/2019
Sao chổi du hành liên sao có thể chứa nước

Sao chổi du hành liên sao có thể chứa nước

Các nhà thiên văn phát hiện lượng lớn oxy xung quanh Borisov, sao chổi đầu tiên từ hệ sao khác bay tới hệ Mặt Trời.

Đăng ngày: 01/11/2019
Hé lộ những hình ảnh về vũ trụ bí ẩn tuyệt đẹp từ kính viễn vọng Đức

Hé lộ những hình ảnh về vũ trụ bí ẩn tuyệt đẹp từ kính viễn vọng Đức

Hình ảnh đầu tiên do Viện vật lý ngoài Trái đất Max Planck (MPE) phát hành tại Garched, Đức, đã kết hợp các hình ảnh tia X của một thiên hà lân cận, đám mây Magellan lớn cùng với một cụm các thiên hà tương tác ở khoảng cách khoảng 800 triệu năm ánh sáng.

Đăng ngày: 01/11/2019
Kính viễn vọng Hubble phát hiện ra

Kính viễn vọng Hubble phát hiện ra "khuôn mặt" kỳ dị trong vũ trụ

Trong sứ mệnh tìm kiếm những hình ảnh trong vũ trụ bất tận của mình, kính viễn vọng Hubble của NASA đã vô tình ghi lại hình ảnh một “khuôn mặt” kỳ dị.

Đăng ngày: 30/10/2019
Lộ diện một hành tinh lùn mới ngay trong Hệ Mặt trời

Lộ diện một hành tinh lùn mới ngay trong Hệ Mặt trời

Một tảng đá không gian bấy lâu bị lầm tưởng là tiểu hành tinh có thể thực sự là một hành tinh lùn giống Ceres hay sao Diêm Vương.

Đăng ngày: 30/10/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News