Các cơn bão ở đại dương có thể gây động đất
Theo các nhà khoa học Mỹ, những cơn bão mạnh ở đại dương có thể là nguồn gốc của trận động đất với cường độ lớn hơn 3,5 độ richter.
Theo Geophysical Research Letters, kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học ở Đại học Florida, Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ, Viện Hải dương học Scripps và Viện Hải dương học Woods Hole (Mỹ) cho thấy những cơn bão mạnh có thể là nguồn gốc của các trận động đất với cường độ lớn hơn 3,5 độ richter.
Đại dương có thể đóng vai trò là nguồn rung lắc địa chấn cũng giống như lớp vỏ Trái đất - (Ảnh: Public Domain Pictures.net)
Bão tạo ra sóng biển mạnh có thể tương tác với các khối ngầm - khu vực đáy nông nằm ở rìa thềm lục địa. Các tương tác như vậy làm phát sinh các nguồn rung lắc địa chấn. Đối với hiện tượng này, các nhà khoa học đã đề xuất thuật ngữ động đất do bão (stormquakes).
Nhà địa chấn học và nhà địa vật lý Wenyuan Fan và các đồng nghiệp đã phân tích dữ liệu từ các cuộc khảo sát địa chấn và hải dương học trong 10 năm và tìm thấy mối liên hệ giữa các cơn bão mạnh và hoạt động địa chấn dữ dội gần nơi tiếp giáp giữa các thềm lục địa. Cụ thể, họ đã tìm thấy bằng chứng của hơn 10.000 trận động đất do bão từ năm 2006 đến năm 2019 trên thềm New England, Florida và vịnh Mexico ở Mỹ cũng như trên thềm lục địa Nova Scotia, Newfoundland và British Columbia ở Canada. Đại dương có thể đóng vai trò là nguồn rung lắc địa chấn cũng giống như lớp vỏ Trái đất. Các nguồn địa chấn do bão gây ra có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày, nhà nghiên cứu Wenyuan Fan nhấn mạnh.
Nhóm nghiên cứu Mỹ đã phát triển một cách tiếp cận mới để phát hiện và xác định vị trí các sự kiện địa chấn và xác định xem một sự kiện địa chấn có phải là một trận động đất do bão gây ra hay không. Theo các nhà khoa học, các cơn bão lớn như bão Ike năm 2008, bão Bill năm 2009 và bão Irene năm 2011 là nguồn gốc gây động đất. Tuy nhiên, không phải tất cả các cơn bão đều gây ra động đất. Ví dụ, bão Sandy không có hậu quả như vậy mặc dù nó có sức tàn phá nặng nề nhất trong số các cơn bão trên Đại Tây Dương năm 2012.
Động đất do bão chỉ được quan sát ở một số khu vực nhất định ở bờ biển Bắc Mỹ. Còn ở ngoài khơi Mexico hay bờ biển phía đông nước Mỹ, từ New Jersey đến Georgia, không có trận động đất do bão nào được phát hiện, mặc dù thực tế là trong quá trình nghiên cứu có nhiều cơn bão mạnh ở các khu vực này.
Ông Wenyuan Fan giải thích rằng thực tế này cho thấy rằng các trận động đất do bão chịu ảnh hưởng mạnh bởi các đặc điểm hải dương học địa phương và địa hình đáy biển.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Cầu vồng chỉ xuất hiện sau mưa mùa hè?
Sau những cơn mưa rào vào mùa hè, trên nền trời thường xuất hiện một dải cầu vồng với bảy sắc màu: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm tím được tạo nên bởi ánh sáng mặt trời bị khúc xạ từ những hạt nước.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.
