Các công trình La Mã ở Arles - Pháp

Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc Unesco đã công nhận Các công trình La Mã ở Arles của nước Pháp là Di sản văn hóa thế giới năm 1981.

Các công trình La Mã ở Arles - Di sản văn hóa thế giới tại Pháp

Arles là một thành phố nằm bên bờ sông Rhone thuộc tỉnh Bouches du Rhone, miền Nam nước Pháp. Là thành phố đã hơn 2.500 năm tuổi Arles sở hữu nhiều công trình kiến trúc cổ. Đây cũng là thành phố diễn ra nhiều lễ hội, nghệ thuật và hoạt động văn hóa của nước Pháp.

Các công trình La Mã ở Arles - Pháp

Theo lịch sử Arles được người Ai Cập thành lập vào thế kỷ thứ VI trước Công nguyên. Năm 535 trước Công Nguyên, Arles rơi vào tay người Celtich Salluvii, từ đó được đổi tên lại là Arelate.

Năm 123 trước Công Nguyên, người La Mã cho xây dựng lại một kênh đào nối Arles với Địa Trung Hải và từ đó thành phố này trở thành một cảng quan trọng nối liền Pháp, Ý và Tây Ban Nha. Cho đến năm 46 trước Công nguyên, Hoàng đế vĩ đại của La Mã Caesar bắt đầu cho xây dựng các công trình kiến trúc quan trọng ở đây như: Quảng trường chính, đấu trường, nhà hát, khu lăng mộ...

Các công trình La Mã ở Arles - Pháp

Các công trình La Mã ở Arles - Pháp

Các công trình La Mã ở Arles - Pháp

Các công trình La Mã ở Arles - Pháp

Các công trình La Mã ở Arles - Pháp
Đấu trường La Mã cổ, công trình tiêu biểu ở Arles, nhìn từ nhiều góc độ.

Vào thế kỷ XII, thành phố này trở thành một vương quốc của người Tây Ban Nha, sau đó trở thành thuộc địa của người Đức. Năm 1378, Hoàng đế Charles IV của Đế chế La Mã đã nhường lại Arles lại cho người Pháp.

Trong số những công trình kiến trúc La Mã cổ tiêu biểu ở Arles thì đấu trường La Mã có thể nói là kiến trúc tiêu biểu nhất. Đấu trường La Mã ở Arles được xây dựng vào khoảng năm 70-80 sau Công nguyên. Đấu trường có sức chứa tới 26.000 người, là một công trình thực sự to lớn và hoành tráng vào thời kỳ đó. Đấu trường có hình oval, mặt tiền có dãy cuốn đôi với 60 cửa tò vò, mỗi cửa rộng 3,4 mét. Bên trong có 34 hàng ghế ngồi xây trên nền đá. Thời trung cổ, đấu trường trở thành một pháo đài với nhiều tháp canh. Sau đó, phần lớn các tháp đã bị phá hủy, hiện chỉ còn sót lại 3 tháp.

Các công trình La Mã ở Arles - Pháp
Quảng trường chính

Công trình phải kể đến tiếp theo phải nói đến Nhà hát La Mã, nhà hát được xây dựng vào thế kỷ I với sức chứa 8.000 và 33 bậc ghế ngồi. Đầu tiên khi mới được xây dựng, nhà hát được lát đá cẩm thạch xanh và đỏ, trang trí nhiều tượng điêu khắc. Đến thời Trung cổ, nhà hát bị bỏ hoang, người dân thời đó đã lấy đá từ nhà hát đi xây dựng tường thành. Hiện nay, nhà hát chỉ còn lại hai cột trụ nguyên vẹn bên cạnh rất nhiều mấu cột. Nhiều năm nay, các nhà khoa học, các nhà khảo cổ đã tiến hành những cuộc khai quật ở đây và tìm được nhiều bức tượng cổ. Nổi tiếng nhất trong số đó là bức Thần vệ nữ vùng Arles, bức tượng này đang được trưng bày tại bảo tàng danh giá nhất nước Pháp Louvre. Ngày nay, nhà hát là nơi diễn ra lễ hội nhạc kịch của Arles, thường được tổ chức vào tháng 7 hàng năm.

Nhà thờ St. Trophine được xây dựng trên nền một nhà thờ cổ của La Mã, đây cũng là một điểm thăm quan lý thú ở Arles. Nhà thờ cao khoảng 20 mét, các gian bên thấp hơn vây xung quanh. Nhà thờ có nhiều cửa sổ nhỏ và cao. Trong nhà thờ có những bức tượng điêu khắc rất đặc sắc về các vị thành trong lịch sử Arles. Những bức tượng này được ngăn cách với nhau bằng một cột đá xám, chân cột trang trí với các tượng sư tử. Phần đặc sắc nhất của nhà thờ là hàng cột đá ở các dãy hành lang có phần chân cột được trang trí nhiều hình điêu khắc độc đáo và rất đẹp.

Các công trình La Mã ở Arles - Pháp
Nhà thờ St.Trophine vẫn còn khá nguyên vẹn và rất thu hút khách thăm quan du lịch.

Các công trình La Mã ở Arles - Pháp

Các công trình La Mã ở Arles - Pháp
Phần trạm khắc và kiến trúc bên trong nhà thờ.

Cột trụ La Mã phía trước Tòa thị chính của Arles cũng là một công trình La Mã đẹp. Cột trụ được xây dựng vào thế kỷ IV, cao 20 mét được làm bằng đá granite đỏ. Năm 1676, cột trụ được trùng tu lại, đặt trước Tòa thị chính trong thành phố.

Các công trình La Mã ở Arles - Pháp

Ngoài những công trình trên thì Arles còn sở hữu những công trình kiến trúc đẹp mắt khác như Quảng trường chính, rạp xiếc, khu lăng mộ, nhà tắm công cộng. Quảng trường chính được xây dựng khoảng năm 30 trước công nguyên dưới lần quy hoach lại đô thị của người La Mã. Rạp xiếc là công trình lớn nhất của thành phố vào thời điểm được xây dựng năm 149. Khu lăng mộ được xây dựng trong suốt nhiều thế kỷ từ thời La Mã đến hết thời Trung cổ. Nhà tắm công cộng được xây dựng vào thế kỷ thứ 4 bên bờ sông Rhone.

Các công trình La Mã ở Arles - Pháp

Các công trình La Mã ở Arles - PhápBên cạnh những công trình kiến trúc được giữ gìn khá nguyên vẹn thì ở Arles có nhiều công trình kiến trúc La Mã đã bị xuống cấp, nhiều công trình chỉ còn giữ được 1 phần.

Bởi nằm trong vùng khí hậu Đia Trung Hải với mùa đông và mùa xuân thường có gió lạnh và khô nhưng mùa hè ở Arles lại vô cùng đẹp. Vào mùa hè ở Arles rất thường diễn ra các hoạt động nghệ thuật, liên hoan văn hóa và lễ hội đặc sắc.

Ngoài những công trình kiến trúc từ La Mã thì Arles còn nổi tiếng bởi danh họa nổi tiếng thế giới Vincent Van Gogh đã từng sống ở đây 1 thời gian vào cuối thế kỷ 19. Vẻ đẹp của thành phố đã tạo cảm hứng cho danh họa sáng tác hơn 300 bức sơn dầu trong đó có nhiều tác phẩm về hoa hướng dương. Cũng vì vậy, Arles còn được nhiều người gọi là "Thành phố hoa hướng dương".

Các công trình La Mã ở Arles - Pháp

Cùng với Paris, Arles hiện là thành phố thu hút du lịch lớn tại Pháp. Đặc biệt vào mùa hè khi các hoạt động văn hóa, lễ hội diễn ra. Arles chật kín khách du lịch tìm về để tận hưởng không khí lễ hội đăc sắc cũng như tìm hiểu về văn hóa, lịch sử của thành phố bên bờ Địa Trung Hải này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thành cổ Jerusalem - Jerusalem

Thành cổ Jerusalem - Jerusalem

Năm 1982, Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa Liên hợp quốc đã công nhận Thành cổ Jerusalem là Di sản văn hóa thế giới.

Đăng ngày: 07/12/2017
UNESCO đưa thành cổ Hebron ở Bờ Tây vào danh sách di sản thế giới

UNESCO đưa thành cổ Hebron ở Bờ Tây vào danh sách di sản thế giới

Ngày 7/7, Tổ chức Giáo dục, Văn hóa, Khoa học của Liên hợp quốc (UNESCO) đã đưa thành phố cổ Hebron ở khu Bờ Tây vào danh sách di sản thế giới cần được bảo vệ.

Đăng ngày: 08/07/2017
Khám phá Di sản thế giới duy nhất của Qatar

Khám phá Di sản thế giới duy nhất của Qatar

Là tàn tích một thị trấn cảng Vùng Vịnh thế kỷ 18, Di chỉ khảo cổ Al Zubarah là địa danh duy nhất của Qatar được công nhận là Di sản thế giới.

Đăng ngày: 19/06/2017

"Hòn đảo ma" giữa biển khơi Nhật Bản trở thành di sản văn hóa thế giới của UNESCO

Hoang đảo nổi tiếng ghê rợn của Nhật Bản được UNESCO vinh danh làm Di sản Văn hóa thế giới. Để làm được chuyện đó, tất nhiên là cả một sự nỗ lực không ngừng.

Đăng ngày: 02/06/2017
Cây Lim xanh nghìn năm tuổi ở Yên Thế được công nhận là Cây di sản Việt Nam

Cây Lim xanh nghìn năm tuổi ở Yên Thế được công nhận là Cây di sản Việt Nam

Ngày 14/2, tại xã Xuân Lương, UBND huyện Yên Thế (Bắc Giang) tổ chức Lễ đón Bằng công nhận cây Lim xanh nghìn năm tuổi là Cây di sản Việt Nam.

Đăng ngày: 15/02/2017
7 cây di sản trên núi Ngũ Hành Sơn

7 cây di sản trên núi Ngũ Hành Sơn

Cây đa ước chừng 600 năm tuổi, cây bàng 350 tuổi cây thị 200 tuổi... đang tô điểm nét cổ kính của quần thể danh thắng Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng).

Đăng ngày: 11/01/2017
10 di sản thế giới đẹp nhất ở châu Á bạn không thể bỏ qua

10 di sản thế giới đẹp nhất ở châu Á bạn không thể bỏ qua

Chuyên trang du lịch Rough Guides đưa ra danh sách 10 di sản thế giới đẹp nhất ở châu Á, trong đó có vịnh Hạ Long của Việt Nam.

Đăng ngày: 20/12/2016
Tiêu điểm
Khoa Học News