Các cụm ong mật vượt qua việc bị gió thổi bằng cách nào?
Theo một nghiên cứu mới, ong mật làm tổ trên cây có thể điều chỉnh vị trí của mình để giữ bầy ong cùng nhau khi bị gió thổi.
Một cơn gió mạnh không thể nào làm rơi một cụm ong mật, và giờ các nhà khoa học đang bắt đầu hiểu được lí do.
Theo một nghiên cứu mới, khi tìm kiếm một tổ ấm mới, ong thường quây thành bầy trên các nhánh cây hoặc các bề mặt khác, tạo thành những cụm lớn treo lơ lửng giúp loài côn trùng này an toàn khỏi những các yếu tố khác. Để giữ vững tổ này, mỗi con ong mật sẽ thay đổi vị trí của mình, điều chỉnh nhỏ hình dạng của bầy ong dựa trên các lực bên ngoài. Việc đó có thể giúp bầy ong đối phó với những sự quấy rầy như gió rung cành cây.
Lũ ong di chuyển hướng lên trên, san phẳng cụm và làm giảm sự đung đưa.
Một đội các nhà khoa học đã tạo một cái bệ có thể di chuyển với một con ong chúa bị nhốt ở trung tâm, xung quanh là ong mật tụm lại thành một cụm lơ lửng. Theo báo cáo của các nhà nghiên cứu trên Nature Physics hôm 17/9, khi rung bệ qua lại, lũ ong di chuyển hướng lên trên, san phẳng cụm và làm giảm sự đung đưa.
Các nhà khoa học đặt ra giả thuyết rằng, có lẽ loài côn trùng này di chuyển dựa trên độ giãn – mỗi con ong bị kéo ra khỏi những con bên cạnh mình bao xa khi bầy ong đu đưa. Nên các nhà nghiên cứu đã tạo ra một mô phỏng máy tính của một bầy ong để xác định lũ ong quyết định di chuyển đi đâu bằng cách nào.
Các nhà nghiên cứu phát hiện, khi bầy ong mô phỏng được lập trình để di chuyển về những chỗ có độ giãn lớn hơn, sự mô phỏng tái tạo sự san phẳng đã quan sát được của bầy ong. Khi một con ong di chuyển đến nơi có độ giãn lớn hơn, nó phải chịu nhiều áp lực hơn. Nên bằng cách hi sinh “một người vì mọi người”, lũ ong có thể đảm bảo cụm có thể giữ nguyên vị trí.

Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ
Cây Poppy là thực vật thân thảo, tuổi thọ khoảng 2 năm. Tháng 4, 5 nở hoa màu tím, trắng, đỏ và phớt hồng, rất đẹp. Nó có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Châu Á, người Bỉ rất thích coi là biểu trưng của nước mình.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Loài hoa quý hiếm nhất nhì hành tinh, cứ trời mưa là "tàng hình"
Khi tiếp xúc với nước, những bông hoa có màu trắng như ngọc trai bắt đầu chuyển sang dạng trong suốt như thủy tinh.

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Quả thần kì ở Việt Nam có thể biến mọi vị thành vị ngọt
Việt Nam hiện đang sở hữu một loại "quả thần", có thể biến tất cả các vị trên đời này thành vị ngọt sau khi ăn nó.
