Các dải san hô tái sinh kỳ diệu sau sóng thần
Giới khoa học đang ghi nhận sự phục hồi nhanh chóng của một số dải san hô từng bị hủy hoại trong trận sóng thần lịch sử tại Ấn Độ Dương, tròn 4 năm trước.
Các thợ lặn đang trồng cấy lại san hô, ngoài khơi tỉnh Aceh Indonesia. Ảnh: AP. |
Trước đó các nhà nghiên cứu lo ngại các dải san hồ ngoài khơi Indonesia có thể phải mất một thập kỷ mới có thể trở về trạng thái cũ. Nhưng Hội bảo tồn đời sống hoang dã (WCS) có trụ sở tại New York phát hiện những bằng chứng về sự tăng trưởng rất nhanh của lớp san hô non tại những khu vực bị sóng thần tàn phá nặng nhất.
Phát ngôn viên của WCS cho biết, các dải san hô bị hủy hoại giai đoạn trước trận sóng thần ngày 26/12/2004 cũng đang phục hồi. Tổ chức này ghi nhận một số cộng đồng ngư dân địa phương đã chấp nhận từ bỏ cách thức đánh bắt cá gây hại cho đời sống tự nhiên, thậm chí còn trồng lại san hô ở những khu vực bị tàn phá.
"Đây là một câu chuyện tuyệt với về sự kiên cường và khả năng phục hồi của hệ sinh thái", điều phối viên Chương trình biển Indonesia thuộc WCS nhận xét. "Những phát hiện này cho chúng ta hiểu biết mới về tiến trình phục hồi san hô, từ đó giúp quản lý tốt các dải san hô trong việc đối phó với tình trạng thay đổi khí hậu", ông nói thêm.
Trong khi đó Ove Hoegh-Guldberg, một chuyên gia về dải đá ngầm của Đại học Queensland, Australia không tham gia vào nghiên cứu của WCS, thì đánh giá những phát hiện trên không gây ngạc nhiên, do san hô có khả năng phục hồi mang tính điển hình nếu không bị tác động từ hoạt động đánh bắt cá và phát triển vùng duyên hải.
Hoegh-Guldberg cho biết: "Chúng tôi cũng đang chứng kiến những thứ tương tự xung quanh dải san hô ngầm ở Great Barrier Reef, hệ thống dải san hô lớn nhất thế giới nằm ở đông bắc Australia, nơi từng trải qua thảm họa thiên nhiên dữ dội nhưng có thể nhanh chóng phục hồi trạng thái cũ".
Trong thảm họa sóng thần cuối năm 2004, các quốc gia quanh Ấn Độ Dương bị tàn phá nặng nề và làm khoảng 230.000 người thiệt mạng, chủ yếu là ở tỉnh Aceh của Indonesia. Người dân các nước Indonesia, Thái Lan, Ấn Độ và Sri Lanka hôm qua tổ chức cầu nguyện nhân 4 năm xảy ra cơn đại hồng thủy.
Loading...
TIN CŨ HƠN
Những loài sên biển đẹp ngỡ ngàng dưới lòng đại dương
Những loài sên biển mang đủ hình thù kỳ quái, màu sắc sặc sỡ khiến nhiều người cho rằng chúng chính là bằng chứng về các sinh vật ngoài hành tinh đang hiện diện trên Trái đất.
Đăng ngày: 26/05/2019
Cá mú quái vật nặng 2 tạ nuốt chửng cá mập trước mặt ngư dân Mỹ
Theo Fox News, một nhóm các ngư dân ở thành phố Everglades, bang Florida, Mỹ, có cơ hội chứng kiến con mú tặng 2 tạ ăn thịt cá mập trong chớp nhoáng.
Đăng ngày: 20/07/2018
Bãi cát trắng tuyệt đẹp ở Hawaii thực chất chỉ là... phân cá?
Các vùng biển nhiệt đới từ lâu đã nổi tiếng với cảnh quan đẹp tuyệt vời với bãi cát trắng sáng và làn nước biển trong lành mát rượi.
Đăng ngày: 20/07/2018
Cận cảnh cá mập xé xác cá voi khổng lồ ngay giữa khu lướt sóng
Một người lướt sóng đã phải cảnh báo về sự hiện diện của cá mập, khuyên những người khác không nên xuống nước.
Đăng ngày: 18/07/2018
Vì sao khi chết đi rồi, cá voi vẫn có ích đến hàng chục năm sau?
Ước tính hàng năm, trong mỗi đợt di cư sẽ có khoảng 70 ngàn con cá voi chết đi. Nhưng sau đó, thịt, mỡ và xương của chúng chính là nguồn sống cho nhiều loài sinh vật khác.
Đăng ngày: 17/07/2018
Cá heo dạt vào bờ, sơ cứu ra sao?
Nghiên cứu sinh tiến sĩ Vũ Long - người thành lập Mạng lưới thú biển Việt Nam, chia sẻ 6 bước cần thiết để sơ cấp cứu cá heo một cách khoa học, vừa đảm bảo an toàn cho bản thân và con vật.
Đăng ngày: 17/07/2018
Ngộ nghĩnh cá thằn lằn, mực đuôi ngắn dưới đáy biển
Tàu Okeanos Explorer của NOAA (cơ quan quản lý khí quyển và đại dương quốc gia Mỹ) vừa kết thúc nhiệm vụ thám hiểm những khu vực biển ít được nghiên cứu tại khu vực Đông Nam nước Mỹ.
Đăng ngày: 16/07/2018
Tiêu điểm