Các loài cá tại hồ sâu nhất châu Phi ngày càng khan hiếm

Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ mới đây cho thấy các loài cá tại hồ Tanganyika, hồ lâu đời và sâu nhất tại châu Phi, đang ngày càng khan hiếm do tình trạng ấm lên của Trái Đất.

Nghiên cứu trên được công bố trên Chuyên đề tháng Tám của Viện khoa học Quốc gia Mỹ.

Để thực hiện nghiên cứu này, các nhà khoa học đã lấy mẫu trầm tích ở dưới đáy hồ để phân tích sự thay đổi hệ sinh thái tại Tanganyika kể từ năm 1.500 cho tới nay.

Kết quả phân tích mẫu trầm tích cho thấy nhiệt độ nước hồ Tanganyika đã tăng từ thế kỷ 19, khiến diện tích tảo, thức ăn chủ yếu của các loài cá, giảm sút kéo theo sự sụt giảm của các loài cá.


Đánh bắt cá tại hồ Tanganyika. (Nguồn: Reuters).

Nghiên cứu còn chỉ rõ kể từ năm 1946, tình trạng nước hồ ấm lên đã làm môi trường sinh sống của các loài cá và động vật thân mềm giảm tới 38%. Bên cạnh đó, sự thay đổi nhiệt độ nước hồ còn khiến lượng ôxy ở đáy hồ giảm, dẫn tới tình trạng các loài "cư dân" sống ở tầng đáy chết dần, trong đó có loài ốc sên.

Kết luận này đã củng cố thêm nhận định rằng tình trạng cá khan hiếm tại hồ Tanganyika là do tác động của Trái Đất ấm lên, chứ không hoàn toàn do hoạt động đánh bắt cá quá mức của con người.

Giáo sư nghiên cứu về đất của Đại học Arizona đồng thời là trưởng nhóm nghiên cứu, Andrew Cohen, khẳng định số lượng cá tại hồ cổ nhất châu Phi này đã bắt đầu sụt giảm từ thế kỷ 19.

Theo giáo sư Cohen, sự sụt giảm các mẫu hóa thạch cá tại hồ này song song với tình trạng nước hồ ấm lên, do vậy việc đánh bắt cá quá mức chỉ là một phần của nguyên nhân dẫn tới tình trạng cá khan hiếm tại đây.

Hồ Tanganyika là một trong những hồ lớn nhất châu Phi, bao phủ một phần diện tích của ba nước Tazania, Burundi và Cộng hòa Dân chủ Congo. Nơi đây được biết đến bởi sự đa dạng hệ sinh thái với hàng trăm loài độc đáo, duy nhất chỉ có ở hồ Tanganyika.

Hoạt động đánh bắt cá tại hồ Tanganyika được cấp phép từ những năm 50 của thế kỷ trước, với sản lượng khoảng 200 tấn cá mỗi năm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt

Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt

Thú mỏ vịt là một loài động vật có vú bán thủy sinh đặc hữu miền đông Úc, bao gồm cả Tasmania. Cùng với bốn loài thú lông nhím, nó là một trong năm loài thú đơn huyệt còn tồn tại.

Đăng ngày: 11/02/2025
Loài chim nguy hiểm nhất thế giới được sách kỷ lục Guiness ghi nhận

Loài chim nguy hiểm nhất thế giới được sách kỷ lục Guiness ghi nhận

Chim đà điểu đầu mèo Australia được sách kỷ lục Guiness ghi nhận là loài chim nguy hiểm nhất thế giới. Chúng sở hữu một chiếc móng sắc như dao và một lực đá mạnh nhất trong các loài.

Đăng ngày: 03/02/2025
Kỳ giông Mexico: đứt chân thì mọc chân, “vỡ tim” vẫn cứu được nhưng lại sắp tuyệt chủng

Kỳ giông Mexico: đứt chân thì mọc chân, “vỡ tim” vẫn cứu được nhưng lại sắp tuyệt chủng

Kỳ giông Mexico là sinh vật rất độc đáo, với khả năng tái tạo như người hành tinh Namek trong bộ truyện "7 viên ngọc rồng".

Đăng ngày: 28/01/2025
Những hình ảnh chân thực nhất về

Những hình ảnh chân thực nhất về "quái vật sông Amazon"

Không có đôi nanh nhọn hoắt cũng như nọc độc chết người, nhưng trăn Anaconda vẫn là một cái tên khiến tất cả phải rùng mình sợ hãi khi nghĩ đến.

Đăng ngày: 27/01/2025
Những sự thật ít được biết đến về loài sói

Những sự thật ít được biết đến về loài sói

Chó sói, biểu tượng của vẻ đẹp và sức mạnh, tượng trưng cho cả những điều tốt đẹp và xấu xa tàn ác.

Đăng ngày: 22/01/2025
Tại sao con người không thuần hóa được chó sói?

Tại sao con người không thuần hóa được chó sói?

Tại sao chó sói mãi mãi là loài động vật hoang dã, trong khi đó loài chó có thể được thuần hóa.

Đăng ngày: 12/01/2025
Bí mật loài kiến khổng lồ có khả năng chữa vết thương cho đồng loại

Bí mật loài kiến khổng lồ có khả năng chữa vết thương cho đồng loại

Loài kiến Matabele châu Phi có thể trở thành y tá, chăm sóc cho đồng loại bị thương khi chúng tham gia kiếm mồi.

Đăng ngày: 11/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News