Các loài động vật nhỏ có khả năng chống lại phóng xạ
Với sức chịu đựng phi thường, nhiều loài động vật không phải chịu nguy cơ hủy diệt bởi tia phóng xạ và có thể tiếp tục sinh sôi phát triển ngay cả khi có chiến tranh hạt nhân.
Các tia phóng xạ ảnh hưởng đến tế bào trong cơ thể người và động vật có vú khác bằng cách tác động lên vật liệu di truyền, DNA. Vật liệu di truyền của chúng ta bị hư hại và lão hóa theo thời gian, nhưng cơ thể có cơ chế tự sửa chữa các DNA bị hư hỏng.
Nhưng các tia bức xạ sẽ gây ra những tổn thương nghiêm trọng khiến cho cơ thể không thể tự sửa chữa. Và trong trường hợp tệ nhất, nó có thể gây ra sự phân chia tế bào không kiểm soát, được gọi là ung thư.
Loài bọ Gấu nước, hay còn có tên tardigrade, là một vi khuẩn chịu cực hạn có thể tồn tại trong những điều kiện khắc nghiệt nhất. Chúng có thể bị nghiền nát, đông lạnh, chịu nước sôi, sống trong không gian và điều kiện không nước. Loài vật này có thể hồi sinh sau khi chết 10 năm. Chúng rất nhỏ, có chiều dài 1,55mm và ít có nguy cơ bị ảnh hưởng phóng xạ.
Giữa con người và các động vật có vú đều chịu sự tác động của bức xạ và thiệt hại vật chất di truyền tương tự như nhau. Tuy nhiên, những động vật như cua và động vật thân mềm có khả năng chịu bức xạ tốt hơn so với động vật có vú.
Những động vật nhỏ có khả năng chống lại phóng xạ vì chúng có khả năng tái tạo lại tế bào rất nhanh. (Nguồn ảnh: dispatch).
Ong bắp cày ký sinh là một họ ong chuyên đẻ trứng bên trong các loài khác. Chúng là một trong những sinh vật có sức sống bền bỉ nhất Trái Đất nhờ khả năng chịu tới 180.000 đơn vị phóng xạ. Chúng cũng có thể được huấn luyện để đánh hơi chất hóa học và chất nổ như chó nghiệp vụ.
Người, thực vật và động vật luôn luôn tiếp xúc với một lượng bức xạ nhất định. Bức xạ liên tục phát ra từ mặt đất và không gian vũ trụ. Con người cũng mang một lượng nhỏ các chất đồng vị phóng xạ bên trong cơ thể.
Những con gián có khả năng chịu đựng phóng xạ và được tìm thấy không xa nơi xảy ra vụ đánh bom hạt nhân Hiroshima trong khi mọi sinh vật khác đều bị xóa sổ. Khả năng sống sót của loài gián là kết quả từ tốc độ tăng trưởng chậm. Các tế bào trong cơ thể chúng tái sinh 48 tiếng một lần, giúp hạ thấp nguy cơ đột biến.
Bọ cạp không chịu tác động từ tia bức xạ tử ngoại. Do đó, nhiều nhà khoa học nhận định chúng có thể chịu phóng xạ hạt nhân. Bọ cạp cũng phát sáng trong đêm tối và có khả năng đông lạnh chờ hồi sinh sau đó.
Ligulata là một loài động vật tay cuộn sống trên mặt đất, có lớp vỏ ở phần trên và dưới. Loài vật này sống sót sau nhiều thảm họa đại tuyệt chủng mà không chịu bất kỳ ảnh hưởng nào và sống lâu hơn 99% số sinh vật từng tồn tại trên Trái Đất.
Ruồi giấm có thể chịu khoảng 64.000 đơn vị phóng xạ. Kích thước cơ thể nhỏ khiến chúng có ít tế bào chịu ảnh hưởng từ phóng xạ hơn và bề mặt hấp thụ phóng xạ cũng nhỏ hơn.
Mummichog khác với các loài cá thông thường ở chỗ chúng có thể sống ở mọi môi trường bất kể ô nhiễm, nóng, lạnh hay chứa đầy hóa chất. Chúng từng được đưa lên trạm vũ trụ và vẫn sống sót. Theo các nhà khoa học, loài cá này có thể tái tạo các bộ phận cơ thể để dễ dàng đương đầu với môi trường mới, qua đó nâng cao khả năng sinh tồn.