Các nhà khoa học Ấn Độ phát triển thành công quy trình làm gạch xây dựng trên Mặt trăng

Một nhóm các nhà khoa học từ Tổ chức nghiên cứu không gian Ấn Độ (ISRO) và Viện Khoa học Ấn Độ Bengaluru (IISc) đã phát triển một quy trình giúp tạo ra những viên gạch đủ bền vững để xây dựng trên bề mặt của Mặt Trăng và ngoài không gian.

Tuyên bố của IISc có đoạn viết: "Với những bước biến quan trọng trong khám phá không gian, một nhóm các nhà nghiên cứu từ IISc và ISRO đã phát triển một quy trình bền vững để tạo ra các cấu trúc giống như gạch trên Mặt Trăng. Quy trình này chủ yếu khai thác đất trên Mặt Trăng và sử dụng vi khuẩn, bột guar để tạo độ cứng cho đất. Những viên gạch này sau đó sẽ được sử dụng để xây dựng các cấu trúc nhà ở và nơi cư trú cho con người trên bề mặt của Mặt Trăng".

Aloke Kumar, trợ lý giáo sư tại Khoa cơ khí thuộc IISc và là tác giả của hai nghiên cứu được công bố trên tạp chí Ceramics International và PLOS One cho biết: "Quy trình này thực sự khá thú vị vì nó kết hợp hai lĩnh vực gồm sinh học và kỹ thuật cơ khí lại với nhau".


Quy trình của nhóm có thể sử dụng ure lấy từ nước tiểu của con người và đất trên Mặt trăng để làm vật liệu xây dựng.

Quy trình do nhóm IISc và ISRO có thể sử dụng ure lấy từ nước tiểu của con người và đất trên Mặt Trăng để làm vật liệu xây dựng. Cách làm thông minh này giúp giảm đáng kể chi phí tổng thể, đồng thời giảm lượng khí thải vì sử dụng loại keo từ bột guar thay thế cho xi măng.

Theo IISc, chi phí để gửi khoảng nửa cân vật liệu ra ngoài không gian rơi vào khoảng 10 ngàn USD.

Các chương trình khám phá không gian đã phát triển mạnh theo cấp số nhân trong thế kỷ trước. Với việc các nguồn tài nguyên trên Trái đất đang dần cạn kiệt nhanh chóng, các nhà khoa học đang nỗ lực tìm cách hướng sinh sống trên Mặt trăng và các hành tinh khác.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất