Tộc người đầu tiên tiến hóa để lặn sâu 70 mét

Người Bajau hiện sống ở Indonesia sở hữu lá lách lớn khác thường phù hợp với hoạt động bắt cá dưới biển.

Trên hòn đảo Borneo ngập chìm trong mênh mông trời bể, cách không xa thị trấn Semporna (thuộc bang Sabah của Malaysia), một bộ lạc tưởng như đã "mất tích" vẫn tồn tại theo cách của riêng họ.

Người Bajau nổi tiếng là những thợ lặn cừ khôi với khả năng nín thở đặc biệt mà không cần bình dưỡng khí, chẳng vì thế mà họ được mệnh danh là người cá. Họ sinh sống bằng nghề câu cá và các sản vật biển trong nhiều thế kỷ. Họ - những "Người cá" có thể lặn xuống đáy biển để săn cá và bạch tuộc chỉ bằng những cây giáo tự chế.

Theo truyền thuyết, người Bajau có nguồn gốc từ một cô công chúa người Malaysia tên là Johor bị cuốn trôi trong một trận lũ quét. Nhà vua vì quá đau buồn nên đã lệnh cho một nhóm người ra ngoài khơi tìm kiếm và họ chỉ được trở về khi nào tìm được công chúa. Cuộc tìm kiếm thất bại, nhóm người được lệnh không thể trở về đất liền và từ đó hình thành lên bộ tộc du mục trên biển Bajau.

Đa phần người Bajau là người Sunni Hồi giáo, và hầu hết họ đều tin vào thế giới tâm linh của biển cả. Dân làng tin rằng, biển cả là ngôi nhà chung của họ.

Bộ tộc Bajau sống tách biệt với nền văn minh hiện đại chỉ khoảng 1 giờ đi biển, trong những túp lều dựng sơ sài dựng gần vùng có san hô. Tùy thời điểm thủy triều lên xuống, mực nước dưới chân nhà của họ có độ cao tới vài mét.

Bộ tộc Bajau sống tại Indonesia có lá lách tiến hóa lớn khác thường giúp lặn tự do ở độ sâu đến 70m. Đây là lần đầu tiên giới khoa học phát hiện sự thay đổi gene ở người để thích nghi với hoạt động lặn dưới biển.


Người Bajau có thể lặn tự do rất sâu. (Ảnh: James Morgan).

Bộ tộc Bajau, hay "Người du cư trên biển", sống trên thuyền và bắt cá bằng cách lặn tự do ở các vùng biển phía nam châu Á suốt hơn 1.000 năm. Hiện tại họ sống ở Indonesia và nổi tiếng với khả năng nhịn thở. Thành viên bộ tộc có thể lặn rất sâu mà không dùng thiết bị hỗ trợ nào ngoài một bộ quả cân và cặp kính bảo hộ.

Lá lách đóng vai trò quan trọng giúp cơ thể phản ứng khi lặn. Nhịp tim sẽ giảm, máu được đưa đến những cơ quan thiết yếu, lá lách co lại để đẩy hồng cầu giàu oxy vào tuần hoàn máu. Sự thu nhỏ của lá lách có thể tăng lượng oxy trong cơ thể lên 9%. Lá lách lớn chứa nhiều hồng cầu giàu oxy hơn, nhờ đó tăng thời gian nhịn thở.

Nghiên cứu mới cho thấy lá lách của người Bajau lớn hơn 50% so với người Saluan sống chủ yếu trên đất liền. "Không có nhiều thông tin về lá lách người xét theo sinh lý và di truyền học, nhưng những loài hải cẩu chuyên lặn sâu như Weddell sở hữu lá lách cực lớn. Tôi nghĩ nếu chọn lọc tự nhiên khiến hải cẩu mang lá lách lớn thì con người có thể cũng vậy", nhà khoa học Melissa Ilardo tại Đại học Cambridge cho biết.


Một chuyến lặn xuống nước để bắt cá của người Bajau. (Ảnh: James Morgan).

Ilardo ở lại Jaya Bakti, Indonesia, vài tháng để lấy mẫu gene và siêu âm người Bajau và người Saluan. Kết quả cho thấy lá lách của người Bajau lớn vĩnh viễn chứ không phải chỉ tạm thời do lặn.

Phân tích ADN chỉ ra, người Bajau mang gene PDE10A mà người Saluan không có. Gene này được cho là thay đổi kích thước lá lách bằng cách điều chỉnh lượng hormone tuyến giáp. "Ở chuột, hormone tuyến giáp và kích thước lá lách liên quan đến nhau. Nếu thay đổi gene để chuột thiếu hormone tuyến giáp T4, kích thước lá lách sẽ giảm đáng kể, còn bổ sung T4 thì ngược lại", Ilardo giải thích.

Năm 2014, nhóm nghiên cứu khác công bố bằng chứng cho thấy sự thích nghi về gene cho phép người Tây Tạng sống được ở độ cao.

Trong trường hợp này, biến thể gene được cho là bắt nguồn từ nhóm người cổ gọi là Denisovan - người được cho là có mối quan hệ "chị em" với người Neanderthal. Biến thể gene này được truyền đến người hiện đại thông qua quá trình giao phối cổ xưa (tiến trình gọi là "đưa một gene vào gene loại khác") và sau đó tăng lên với tần suất cao hơn ở vùng cao nguyên Tây Tạng do có điều kiện thuận lợi.

Ilardo bình luận: "Hiện thời, vẫn chưa rõ người Bajau có lối sống đặc biệt như vậy trong bao lâu, hoặc chính xác là từ khi nào hiện tượng thích nghi diễn ra để từ đó cung cấp cho chúng ta dữ liệu gene".

Tuy nhiên dữ liệu gene thu được cho thấy người Bajau phân tách khỏi nhóm tộc người Saluan “không lặn sâu” cách đây khoảng 15.000 năm. Theo Ilardo, người Bajau có nhiều thời gian hơn để thích ứng với cuộc sống trên biển.


Tộc người Bajau lặn biển với cây giáo dài để bắt hải sản.

Giáo sư Rasmus Nielsen nhận định: "Đây là một trường hợp kỳ diệu về cách con người thích nghi với môi trường xung quanh, nhưng hiện tượng này cũng có thể thu hút nhiều mối quan tâm từ giới y học". Theo giáo sư, nếu so với trường hợp thích nghi độ cao nơi người Tây Tạng, người Bajau có thể là trường hợp tương đối giúp ích cho y học nhiều hơn. Rasmus Nielsen kết luận: "Qua nghiên cứu người Bajau, chúng ta có thể tìm ra một số gene giúp dự đoán sự khác nhau trong phản ứng của mỗi người với chứng giảm oxy trong máu".

Hàng ngàn năm qua, tộc người Bajau lặn biển với cây giáo dài để bắt hải sản. Người Bajau từ bé tới lớn đều ở trên biển và trẻ con có thể giúp bố mẹ đánh bắt cá từ năm 8 tuổi. Cũng vì không sống trên đất liền nên người Bajau không được hưởng các quyền lợi về giấy khai sinh, bảo hiểm xã hội và phúc lợi.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Các quốc gia ăn gì vào dịp Lễ Phục sinh?

Các quốc gia ăn gì vào dịp Lễ Phục sinh?

Lễ Phục Sinh được xem là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người theo Kitô giáo để tưởng niệm sự kiện phục sinh của Chúa Giêsu từ cõi chết.

Đăng ngày: 01/04/2025
Tuyệt chiêu

Tuyệt chiêu "thôi miên tâm lý" giúp bạn nhận nhiều tiền lì xì

Dưới đây xin được giới thiệu tới các bạn cách một vài bí kíp để săn được nhiều tiền lì xì trong dịp tết này.

Đăng ngày: 01/04/2025
Cách xác định hướng đơn giản bằng mặt trời và kinh nghiệm

Cách xác định hướng đơn giản bằng mặt trời và kinh nghiệm

Có nhiều cách để xác định phương hướng nhưng xác định hướng bằng mặt trời là phương pháp đơn giản nhất.

Đăng ngày: 01/04/2025
Những bí mật thú vị về cây thông Noel

Những bí mật thú vị về cây thông Noel

Khi nhiệt độ xuống thấp, các mô cây đông cứng, trong suốt như thủy tinh, rừng cây là nhà của loài nhện tarantula, cây cao nhất có thể lên đến 130m, có thể tạo ra hệ sinh thái riêng biệt

Đăng ngày: 31/03/2025
14 sự thật ít biết về múi giờ

14 sự thật ít biết về múi giờ

Bạn thắc mắc về thời gian? Tại sao trên thế giới lại có quá nhiều múi giờ khác nhau như vậy? Chúng mình cùng tìm hiểu nhé!

Đăng ngày: 31/03/2025
Đến Tết Hàn thực lại thắc mắc vì sao nhân đường bánh trôi không chảy ra?

Đến Tết Hàn thực lại thắc mắc vì sao nhân đường bánh trôi không chảy ra?

Hàn thực nghĩa là "thức ăn lạnh" - vì vậy ông bà ta đã sáng tạo ra món bánh trôi, bánh chay tượng trưng cho món ăn nguội để thờ cúng gia tiên, đất trời.

Đăng ngày: 31/03/2025
Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Tết Hàn thực 3/3 âm lịch

Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Tết Hàn thực 3/3 âm lịch

Vào ngày Tết Hàn thực 3/3 hàng năm, mỗi gia đình đều bận rộn chuẩn bị những đĩa bánh trôi, bánh chay. Tuy nhiên không phải ai cũng biết được nguồn gốc, ý nghĩa của ngày Tết này.

Đăng ngày: 31/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News