Akhal-Teke - Loài ngựa đẹp nhất thế giới, có mồ hôi đỏ như máu
Ngựa Akhal-Teke hay còn được gọi là "hãn tuyết bảo mã", là một giống ngựa có nguồn gốc từ Turkmenistan.
Tại đây chúng được tôn vinh làm biểu tượng quốc gia này, một trong những giống ngựa cổ xưa và độc đáo nhất. Giống ngựa này mang tên ốc đảo Akhal và bộ tộc Teke, là địa danh và tên người cư ngụ tại đây.
Loài ngựa này được tôn vinh làm biểu tượng quốc gia vì nhiều lý do. (Ảnh: ohman).
Đây là giống ngựa quý hiếm chỉ còn vài trăm cá thể trên thế giới bao gồm loài từng đi vào truyền thuyết có màu lông ánh kim, mồ hôi đỏ như máu.
Akhal- Teke được coi là giống ngựa quý hiếm nhất thế giới có sức chịu đựng dẻo dai, phi nước đại cực nhanh. Đây chính là giống ngựa chảy mồ hôi đỏ như máu trong truyền thuyết. Akhal-Teke, chúa tể trong sa mạc Karakoum.
Hãn huyết bão mã là giống ngựa như bước ra từ trong truyền thuyết. (Ảnh: I'm rubish)
Akjal-Teke thuộc giống ngựa thuần chủng nhất thế giới. Chúng được thuần hóa cách đây 3.000 năm và được nhập về Trung Quốc nhiều lần nhưng không sống được.
Theo ghi chép của Tư Mã Thiên, một nhà sử học Trung Quốc sống vào đầu thời nhà Hán, sau lần đầu tiên xuất binh thất bại, Hán Vũ Đế cử khoảng 300.000 quân tấn công vương quốc Đại Uyển ở Tây Vực vào năm 104 TCN. Sau khi chiến thắng khải hoàn, quân nhà Hán đã mang về Trung Nguyên hàng chục con ngựa thượng đẳng cùng hơn 3.000 con ngựa trung đẳng, nhằm xây dựng đội quân thiết kỵ vô địch thiên hạ.
Ngựa Akhal-Teke cũng từng xuất hiện trong tiểu thuyết võ hiệp "Anh hùng xạ điêu" của Kim Dung và đồng hành cùng hoàng đế Ba Tư Xerxes và Alexander Đại Đế của người Macedonia. Alexander Đại Đế (Hy Lạp) cưỡi ngựa tên là Bucephalus (Giống Thessalian, cụ thể hơn là giống Akhal-Teke). Cái tên này có nghĩa là "đầu bò đực", vì kích thước: trán rộng, mõm lõm và lỗ mũi xa. Bộ lông của Bucephalus có màu đen tuyệt vời, với một ngôi sao màu trắng trên trán và đôi mắt có màu sắc khác nhau (một màu xanh lam) đã góp phần tạo nên sự độc đáo của ngựa. Các nhà sử học kể rằng chính cha của Alexander, Philip the Macedonian, là người đã mua Bucephalus với giá rất cao vào thời điểm đó; tuy nhiên, không ai có thể thuần hóa được chú ngựa này ngoại trừ Alexander.
Ngựa Akhal-Teke cũng từng xuất hiện trong tiểu thuyết võ hiệp "Anh hùng xạ điêu".
Akhal-Teke có dáng điệu nhanh lẹ như một con chó săn với các bắp thịt ngực nở cuồn cuộn, mặt nhô ra còn mắt như có ánh hào quang luôn nảy lửa khi đối diện với kẻ thù.
Cùng với cái cổ mềm mại như cổ loài thiên nga đã khiến Akhal-Teke được ví như là sáng tạo tuyệt vời của tạo hóa.

Khủng long có họ với... gà?
Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện phần mô mềm trên đỉnh đầu của loài khủng long Edmontosaurus tại Canada và thấy sự tương đồng với phần mào của loài gà ngày nay.

Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước
Một nghiên cứu vừa được công bố chứng tỏ, người thượng cố cách đây 10.000 năm là “nhà khoa học” biến đổi gen lúa nước ngày nay.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Những điều nhầm tưởng về khủng long
Danh sách dưới đây sẽ khám phá một số quan niệm sai lầm thường gặp về khủng long, và rằng chúng ta đã biết bao nhiêu về chúng, do tạp chí NewScientist liệt kê.
