Nghi thức chào đón năm mới của người dân khắp thế giới

Năm mới, người Đan Mạch sẽ mang toàn bộ bát đĩa cũ không sử dụng ra đập nát trước cửa nhà hàng xóm.

Nghi thức chào đón năm mới của người dân khắp thế giới
Trang Businessinsider liệt kê các phong tục chào đón năm mới truyền thống của các nước trên thế giới. Trong đó ở Trung Quốc, mọi người thường sơn lại cửa màu đỏ với hy vọng năm mới nhiều may mắn.

Nghi thức chào đón năm mới của người dân khắp thế giới
Người dân Myanmar đón năm mới bằng lễ hội nước Thingyan, diễn ra vào giữa tháng 4. Trong lễ hội này, đường phố khắp nơi trên đất nước Myanmar đều ngập sũng nước, người người cùng té nước vào nhau với mong ước rửa trôi đi những xui xẻo và tội lỗi của năm cũ, đón may mắn của năm mới.

Nghi thức chào đón năm mới của người dân khắp thế giới
Ở Siberia, người dân thường có truyền thống trồng các cây dưới hồ và sông băng vào đêm giao thừa. Những thợ lặn dũng cảm nhất sẽ lặn xuống sâu phía dưới sông băng để trồng cây. Hành động này tượng trưng cho sự khởi đầu mới.

Nghi thức chào đón năm mới của người dân khắp thế giới
Sự kiện thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia nhất tại Scotland dịp năm mới chính là lễ hội cầu lửa Hogmanay, diễn ra trong 3 ngày từ 30/12 đến 1/1 hàng năm. Vào đêm tối, mọi người sẽ cùng cầm những ngọn đuốc lớn, hòa vào dòng người trên phố và diễu hành qua các con phố trung tâm. Người dân nơi đây tin rằng lửa có tác dụng xua đuổi tà ma và đem lại may mắn, hạnh phúc trong năm mới.

Nghi thức chào đón năm mới của người dân khắp thế giới
Ở Tây Ban Nha vào đêm giao thừa, khi đồng hồ điểm 12 tiếng cũng là lúc người dân cùng ăn 12 quả nho để tránh những điều không may cho năm mới. Mỗi một tiếng chuông sẽ tương ứng với một quả, mỗi quả tương ứng với một tháng trong năm. Điều đặc biệt là bạn phải ăn hết 12 quả nho khi tiếng chuông dứt, nếu không bạn sẽ bị coi là gặp điềm xui xẻo.

Nghi thức chào đón năm mới của người dân khắp thế giới
Người Đan Mạch tin rằng kính, bát vỡ trong năm mới sẽ đem lại may mắn, tài lộc cho gia chủ. Vì vậy, vào dịp năm mới, họ sẽ mang số bát đĩa, đồ dùng bằng kính, sành sứ không dùng đến và đến đập vỡ trước cửa nhà hàng xóm. Hành động này mang ý nghĩa chúc phúc cho bạn bè. Nhà ai càng có nhiều bát đĩa bị đập vỡ trước cửa càng chứng tỏ họ được nhiều người yêu quý và sẽ có một năm mới đầy may mắn.

Nghi thức chào đón năm mới của người dân khắp thế giới
Vào đêm giao thừa, người Italy thường mặc đồ lót màu đỏ với hy vọng gặp nhiều may mắn, hạnh phúc trong tình yêu.

Nghi thức chào đón năm mới của người dân khắp thế giới
Ở Mỹ và Canada, vào đêm giao thừa, mọi người sẽ chia sẻ nụ hôn với mọi người, như một hành động chào năm mới và mang lại những điều tốt lành.

Nghi thức chào đón năm mới của người dân khắp thế giới
Tại Argentina, người dân thường mặc đồ lót màu hồng vào dịp năm mới. Những ai mặc đồ lót màu hồng vào dịp này chính là những người đang mong muốn tìm kiếm một nửa của mình, và họ hy vọng với hành động này sẽ sớm gặp may mắn.

Nghi thức chào đón năm mới của người dân khắp thế giới
Tại Brazil, mọi người sẽ ném những bông hoa trắng xuống biển như một món quà gửi tặng nữ thần biển cả vào đêm giao thừa. Người dân nơi đây tin rằng, nếu làm thế nữ thần biển sẽ mang lại cho họ một món quà chính là sự hạnh phúc, thịnh vượng cho cả năm mới.

  • Phong tục tập quán ngày Tết Dương Lịch của các nước
  • Giải mã cực bất ngờ về ngày Tết Dương lịch
  • Các nước ăn gì vào dịp Tết Dương lịch?
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ý nghĩa của bánh chưng ngày Tết không phải ai cũng biết

Ý nghĩa của bánh chưng ngày Tết không phải ai cũng biết

Dân tộc nào cũng có món ăn truyền thống. Bánh chưng, bánh dầy là loại bánh quen thuộc của người Việt nhưng không phải ai cũng biết ý nghĩa của bánh chưng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News