Các nhà khoa học đã tìm ra cách để ngăn loài cá hiếm nhất thế giới khỏi sự tuyệt chủng

Olin Feuerbacher thật sự không tin vào mắt mình. Đó là vào tháng 12 năm 2017, khi anh đang xem lại thước phim được quay từ đêm hôm trước từ quần thể cá nhám Devils Hole (Devils Hole pupgfish) – loài cá hiếm nhất hành tinh.

Những cá thể dài 1 inch mang màu xanh điện đã mắc kẹt tại hang động đá vôi bị nhấn chìm trong sa mạc Nevadan kể từ Kỷ Băng Hà. Vào năm 2013, số lượng của chúng chỉ còn 35 con.

Vài năm sau, Cục Cá và Đông Vật Hoang Dã Hoa Kỳ (U.S. Fish and Wildlife Service) mở cửa Cơ sở Bảo tồn Cá Ash Meadows (Ash Meadows Fish Conservation Facility), là nơi chứa bản sao khổng lồ với dung tích 100.000 gallon của loài Devils Hole mà qua đó các nhà nghiên cứu có thể điều khiển và bảo vệ nó. Mục tiêu của cơ sở này là tạo ra một “quần thể cứu hộ” của loài cá này để có thể bổ sung và thay thế loài này ở tự nhiên nếu như chúng có nguy cơ tuyệt chủng.

Các nhà khoa học đã tìm ra cách để ngăn loài cá hiếm nhất thế giới khỏi sự tuyệt chủng
Loài Devil’s Hole pupfish được chụp bởi Feuerbacher. (Nguồn: National Geographic).

Khi Feuerbacher xem lại các cảnh quay hồng ngoại với khả năng quan sát được vật thể trong bóng tối, một ấu trùng cá nhỏ bé bơi nhanh qua khung hình máy ảnh. Đây quả thực là một tin lớn. Khi mà số lượng cá thể suy giảm tới mức đáng báo động như loài pupfish, tất cả các loài vật – hoang dã hay nuôi nhốt, ấu trùng hay trưởng thành – đều rất quan trọng đối với sự tổn tại của loài.

Feuerbacher, nhà sinh học về cá tại Cục Cá và Đông Vật Hoang Dã Hoa Kỳ, tiết lộ: “Tôi thực sự khá phấn khích khi thấy được ở loài này đang có sự sinh sản diễn ra, và tôi chỉ việc quan sát nó từng chút một. Tuy nhiên, sau đó tôi nhìn thấy một con bọ bơi ngang qua”.

Nó bắt đầu bơi quanh con cá và tiến lại gần. “Sau đó nó xé toặc con cá ra làm hai”, Feuerbacher chia sẻ.

Từ khiếp sợ tới hy vọng

Hơn một vài thập kỉ trước, các nhà khoa học đã biết rằng loài bọ nước sống này chung với loài pupfish trong hang đá vôi Devil’s Hole. Với hơn 4.300 loài được khám phá trên khắp các lục địa trừ Antarctica, không có nhiều nơi mà loài bọ nước không xâm chiếm. Thực tế, Feuerbacher nói rằng khi anh và các nhà khoa học khác xuống hang động để thực hiện việc đếm cá, họ cảm thấy có con bọ nào đó đang cắn chân họ.

Thời gian trôi qua, các nhà khoa học bắt đầu nghi ngờ rằng loài bọ nước này có khả năng đang gặm nhắm trứng của loài pupfish. Nhưng làm thế nào để con bọ hạ gục ấu trùng có kích thước gấp đôi? Điều đó thật đáng kinh ngạc.

Các nhà khoa học đã tìm ra cách để ngăn loài cá hiếm nhất thế giới khỏi sự tuyệt chủng
Loài bọ nước ăn trứng. (Nguồn: National Geographic).

Thế nhưng, đó cũng là sự cứu viện. Những nỗ lực trong việc chăn nuôi nuôi nhốt kể từ khi cơ sở này mở ra diễn ra không được suôn sẻ và không ai biết nguyên nhân từ đâu. Bây giờ, họ biết họ cần phải làm gì.

Cuộc chiến bọ

Vào tháng 3/2018, các nhà khoa học bắt đầu chủ động loại bỏ bọ nước từ nơi ẩn náu bằng mổi nhử để bắt khi chúng ngoi lên mặt nước để thở.

Trong quá trình thu thập bọ lần thứ nhất, quản lý cơ sở Jennifer Gumm nói rằng họ đã bắt được 500 con trong 3 giờ đồng hồ. Và trong quá trình thu thập trứng pupfish tiếp theo bằng cách loại bỏ các mảnh vụn từ nơi loài pupfish đẻ trứng, cả đội thu được gần 40 trứng.

Trước đó, họ may mắn tìm được 4 hoặc 5 quả trứng trong quá trình thu thập thông tin nơi ẩn náu của pupfish. Thông thường, số trứng tìm được là 0.

Các nhà khoa học đã kết luận rằng loài bọ nước này đang ăn trứng của loài pupfish, và với càng nhiều số lượng côn trùng được loại bỏ, số lượng con con thu được càng nhiều hơn. Tuy nhiên, chúng ta đang nói đến loài bọ có kích thước như hạt cây anh túc trong bể chứa 100.000 gallon. Điều đó có nghĩa là việc tận diệt loài bọ này vẫn hoàn toàn bất khả thi.

Nhóm nghiên cứu vẫn chưa loại bỏ bọ nước từ Devil’s Hole vì một vài lí do. Thứ nhất, họ vẫn chưa biết được việc đó có thể gây ảnh hưởng gì tới hệ sinh thái nơi đó, theo lời Gumm. Thứ hai, việc bọ ăn trứng vẫn chưa được quan sát ở tự nhiên. Thứ ba, số lượng bọ trong Devil’s Hole its hơn so với bể chứa, và điều đó có thể là do môi trường nhân tạo ít thức ăn hơn, dẫn đến loài bọ có khuynh hướng ăn trứng.

Kể từ mùa xuân gần đây, nhóm nghiên cứu đã thành công trong việc tách trứng và đem nuôi tới trưởng thành trong một phòng thí nghiệm riêng biệt, nhờ vào phương pháp chống vi trùng mới ngăn cản trứng phát triển thành một loại nấm độc hại.

Các nhà khoa học đã tìm ra cách để ngăn loài cá hiếm nhất thế giới khỏi sự tuyệt chủng
Hang đá vôi Devil’s Hole. (Nguồn: spookygeology).

Gumm chia sẻ rằng hiện nay trong bể chứa đang có khoảng 50 con, và 10 đến 20 con đang trong quá trình phát triển trong phòng thí nghiệm, trong đó có một vài con đang bắt đầu đẻ trứng. Điều đó có nghĩa là các nhà khoa học đã có thể thu thập trứng từ 3 nguổn. Hơn nữa, nhóm nghiên cứu đã đếm được 187 con trong tự nhiên vào mùa thu trước.

“2018 quả là một năm tuyệt vời đối với loài Devil’s Hole pupfish”, cô nói.

Con bọ thứ 10.000

Trong khi những đột phá đạt được gần đây đang là tin hấp dẫn đối với loài đang trên bờ vực tuyệt chủng, chúng cũng mang lại nhiều khám phá khoa học quan trọng.

Khi loài cá tiến hóa trong môi trường cô lập, nó có thể phát triển những đặc điểm thích nghi lạ lùng, theo lời của Prosanta Chakrabarty, một nhà ngư học tại Đại học Louisiana State.

Loài Devil’s Hole pupfish (Cyprinodon diabolis) không có vây ở ngực, và điều đó giúp chúng sống sót được ở môi trường ấm hơn và ít oxy hơn so với các loài cá khác.

Chakrabarty chia sẻ: “Làm sao chúng có thể sóng được ở nơi còn nhỏ hơn văn phòng của con người? Hầu hết các loài động vật đều có đa dạng gen để sống ở không gian nhỏ với số lượng cá thể thấp. Vì vậy, việc tìm hiểu cách chúng sống sót là điều quan trọng đối với các nhà sinh học về tiến hóa".

Vấn đề ở đây là chúng ta không thể làm thí nghiệm lên các loài đang đấu tranh để sinh tồn. Tuy nhiên, nếu mọi thứ vẫn tiếp diễn như các mà các nhà nghiên cứu đang làm với bể cá nhân tạo, Feuerbacher và Gumm nói rằng một ngày nào đó họ có thể thực hiện các nghiên cứu kiểm soát để tìm hiểu không chỉ cách mà loài pupfish có thể sống sót được qua nhiều năm, mà còn cách để ta có thể giúp chúng tốt hơn trong tương lai.

Trong lúc này, cuộc chiến với loài bọ vẫn đang tiếp diễn. Kể từ tháng 3 gần đây, nhóm nghiên cứu đã có thể loại bỏ được hàng ngàn con bọ từ bể cá nhân tạo.

Gumm chia sẻ: “Kĩ thuật viên của chúng tôi vẫn đang giám sát kĩ càng. Tôi sẽ tặng anh ấy một chiếc bánh khi anh ấy bắt được con bọ thứ 10.000".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Xôn xao hình ảnh sư tử được xạ trị để chữa ung thư

Xôn xao hình ảnh sư tử được xạ trị để chữa ung thư

Con sư tử ở Nam Phi được đưa tới bệnh viện ở thành phố Tshwane, Nam Phi để điều trị căn bệnh ung thư da giai đoạn đầu.

Đăng ngày: 13/05/2019
Loài chim cổ đại đã tuyệt chủng hồi sinh từ cõi chết

Loài chim cổ đại đã tuyệt chủng hồi sinh từ cõi chết

Hiện tượng tiến hóa lặp lại đã giúp một loài chim cổ đại xuất hiện trở lại ở Ấn Độ Dương và sống sót đến ngày nay.

Đăng ngày: 13/05/2019
Lý do vật nuôi thường có não bị thu nhỏ

Lý do vật nuôi thường có não bị thu nhỏ

Việc con người phối giống những động vật thuần hóa với nhau có thể khiến não chúng giảm dần kích cỡ.

Đăng ngày: 12/05/2019
Cá voi, tắc kè và những điệp viên quân sự kỳ lạ nhất thế giới

Cá voi, tắc kè và những điệp viên quân sự kỳ lạ nhất thế giới

Không chỉ có cá voi, cơ quan tình báo khắp thế giới có thể đã sử dụng cả bồ câu, mèo, đại bàng, bồ nông... cho các nhiệm vụ gián điệp.

Đăng ngày: 12/05/2019
Ca phẫu thuật não vẹt đầu tiên trên thế giới tại New Zealand

Ca phẫu thuật não vẹt đầu tiên trên thế giới tại New Zealand

Lần đầu tiên trên thế giới, các bác sĩ New Zealand đã áp dụng kỹ thuật giải phẫu người để phẫu thuật não cho một con vẹt kākāpō non bị dị tật xương sọ bẩm sinh.

Đăng ngày: 11/05/2019
Đàn tinh tinh hợp sức đuổi báo hoa mai để chiếm xác linh dương

Đàn tinh tinh hợp sức đuổi báo hoa mai để chiếm xác linh dương

Hành vi chủ động đối đầu báo hoa mai để độc chiếm thức ăn lần đầu tiên được quan sát ở đàn tinh tinh tại Tanzania.

Đăng ngày: 11/05/2019
Loài người nợ cá Piranha khét tiếng một lời xin lỗi: Chúng đáng sợ là do con người

Loài người nợ cá Piranha khét tiếng một lời xin lỗi: Chúng đáng sợ là do con người

Cái danh "đáng sợ nhất hành tinh" thực ra cũng là vì con người mà thôi.

Đăng ngày: 10/05/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News