Các nhà khoa học đóng băng 2 con châu chấu đang "xếp hình" để nghiên cứu

Có thể bạn không biết, chúng ta đang sống tại thời kỳ phục hưng của ngành nghiên cứu hình dáng côn trùng. Với công nghệ MicroCT – về cơ bản, là phiên bản thu nhỏ của chụp cắt lớp CAT, chúng ta đã có thể tạo nên những hình ảnh ba chiều chính xác mà không phải phá hủy mẫu vật. Ta giờ đã có thể quét và chụp cắt lớp mọi thứ mà chẳng phải lo lắng gì, và hiển nhiên ta không bỏ lỡ cơ hội ấy để khám phá xem các cơ quan sinh dục của châu chấu trong lúc đang giao phối trông như thế nào.

Bạn không nghe nhầm đâu. Lấy danh nghĩa "vì khoa học", các nhà khoa học để cho hai con châu chấu "xếp hình" rồi nhanh chóng đóng băng chúng lại. Hành động này cốt là để nghiên cứu xem bộ phận sinh dục của châu chấu có hình dáng như thế nào, hoạt động ra sao và từ đó, hiểu hơn về loài châu chấu.

"Đã từ lâu người ta vẫn tin rằng cơ quan sinh dục của côn trùng cái không khác các loài khác cho lắm", đồng tác giả nghiên cứu, ông Derek Woller từ Đại học Texas A&M nói. "Hóa ra những con châu chấu mà chúng tôi nghiên cứ lại có cơ quan ấy khá khác biệt, nhưng bạn phải tiến hành nghiên cứu rất nhiều và nhìn rất kĩ mới thấy được điều đó".

Các nhà khoa học đóng băng 2 con châu chấu đang xếp hình để nghiên cứu
Các nhà khoa học để cho hai con châu chấu "xếp hình" rồi nhanh chóng đóng băng chúng lại.

Không sử dụng được những mẫu châu chấu tới từ các viện bảo tàng sinh vật học hay cũng chẳng thể bắt bừa một con châu chấu ngoài tự nhiên về để mà nghiên cứu, họ phải để hai cho con châu chấu đực và cái "làm chuyện ấy", việc nghiên cứu mới có thể hoàn thiện được. Vì thế, họ xây một không gian riêng cho hai con châu chấu có thể thoải mái "làm việc" (dưới điều kiện camera được đặt khắp nơi), cung cấp chút thực phẩm tươi ngon bổ dưỡng (vài lá xà lách romaine) cho chúng, đợi cho chúng tiến hành "xếp hình" (quan hệ tình dục). Đúng lúc sự việc kì diệu của Tạo hóa ấy diễn ra, họ đóng băng cả hai con châu chấu lại với nhiệt độ -80 độ C. Tội nghiệp hai con châu chấu.

Nhưng tất cả điều đó là vì khoa học. Khi họ chụp cắt lớp hai con châu chấu kia, họ đã có được thêm rất nhiều thông tin về cơ quan sinh dục của châu chấu và lúc đó, họ mới thực sự nhận ra nó kì lạ tới mức nào.

Châu chấu đực có thêm một chốt ngoài cho phép nó gắn chặt cơ thể mình với con cái (đúng nghĩa xếp hình). Chúng cũng có một khoang bên trong chứa một bộ phận dương vật phức hợp, một cấu trúc hỗ trợ việc bám chặt và kích thích bộ phận sinh dục của con cái, một ống dẫn tinh và nhiều cấu trúc hỗ trợ khác. Còn châu chấu cái, chúng cũng có một khoang riêng được thiết kế để nhận tinh trùng và chứa trứng, cùng với một nắp đậy để đóng kín toàn bộ khoang này lại.

Các nhà khoa học đóng băng 2 con châu chấu đang xếp hình để nghiên cứu
Các loài châu chấu khác nhau thì lại có một phương pháp giao phối cũng kì lạ khác nhau.

Hai cơ quan này khóa nhau lại bằng một phương pháp "ghép hình" vô cùng kì lạ. Theo như ông Woller giải thích, con đực cưỡi lên người con cái, mở nắp phần sau của mình, và đẩy toàn bộ cấu trúc dương vật phức hợp ra khỏi cơ thể mình. Nó làm phình cấu trúc ấy lên như một quả bong bóng, và bộ phận ấy móc nối với cơ quan sinh dục của con cái và thực hiện quá trình giao phối.

Dường như chưa đủ kì lạ, ông Woller còn bổ sung thêm rằng các loài châu chấu khác nhau thì lại có một phương pháp giao phối cũng kì lạ khác nhau. Ta sẽ không thể biết được sự khác biệt ấy giữa hơn một chục loài châu chấu được nghiên cứu cho tới khi quan sát được bộ phận sinh dục của chúng, với đủ hình dáng và kích cỡ. Có thể coi đây là một cách thức phân biệt các loài khác nhau như Charles Darwin đã làm khi xưa, chỉ có điều đây là quan sát và nghiên cứu bộ phận sinh dục của chúng.

Những tưởng "cái lạnh" "bộ phận sinh dục" là một sự kết hợp không mấy ăn ý (lạnh thì co lại, nhỉ?), nhưng hóa ra, ta cũng vẫn có thể phát hiện ra được nhiều thông tin thú vị.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách cúng vía thần tài mùng 10 tháng Giêng

Cách cúng vía thần tài mùng 10 tháng Giêng

Ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng là một trong những dịp quan trọng để những người kinh doanh cầu tài lộc, sung túc và may mắn.

Đăng ngày: 25/02/2018
Tác hại kinh khủng của wifi khiến bạn nhất định phải tắt wifi trước khi đi ngủ

Tác hại kinh khủng của wifi khiến bạn nhất định phải tắt wifi trước khi đi ngủ

Đối với đa số các bạn trẻ hiện nay, không có wifi thì đúng là

Đăng ngày: 12/04/2017
Dùng tinh trùng chuyển thuốc điều trị ung thư

Dùng tinh trùng chuyển thuốc điều trị ung thư

Theo trang Web arXiv.org, nhà nghiên cứu Mariana Medina-Sánchez và các đồng nghiệp tại Viện Integrative Nanosciences ở Dresden (Đức) đã phát triển một phương pháp độc đáo để đưa thuốc điều trị vào các tế bào ung thư.

Đăng ngày: 12/04/2017
Lý do chúng ta thường bỏ muối vào thực phẩm

Lý do chúng ta thường bỏ muối vào thực phẩm

Muối làm hỏng các enzyme và ADN của vi khuẩn, đồng thời khử nước trong thực phẩm để vi khuẩn không có môi trường thuận lợi phát triển.

Đăng ngày: 11/04/2017
Sinh đôi nhờ tinh trùng đông lạnh 26 năm

Sinh đôi nhờ tinh trùng đông lạnh 26 năm

Đông lạnh tinh trùng của mình cách đây hơn hai thập kỷ, người nhạc sĩ Scotland và vợ đã vui mừng chào đón 2 đứa con sinh đôi bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm.

Đăng ngày: 11/04/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News