Các nhà khoa học “giải oan” cho Christopher Columbus?
Các nhà nghiên cứu mới đây cho biết Christopher Columbus có thể không phải chịu trách nhiệm đã đưa bệnh giang mai đến châu Âu, dựa trên di tích khảo cổ học.
Theo thông tin mới nhất, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra các dấu vết của vi khuẩn gây bệnh giang mai trong di tích khảo cổ từ Phần Lan, Estonia và Hà Lan trước các cuộc thám hiểm của Columbus. Các phát hiện đã được công bố trên tạp chí Current Biology.
Có vẻ như đợt bùng phát bệnh giang mai đầu tiên được biết đến không thể chỉ là do các chuyến đi của Columbus
Tác giả nghiên cứu Verena Schünemann, giáo sư cổ sinh học tại Đại học Zurich ở Thụy Sĩ, cho biết: “Có vẻ như đợt bùng phát bệnh giang mai đầu tiên được biết đến không thể chỉ là do các chuyến đi của Columbus đến châu Mỹ”.
Bệnh giang mai, hiện có thể dễ dàng chữa khỏi nếu phát hiện sớm, đã hoành hành ở châu Âu vào cuối thế kỷ XV và giết chết hàng triệu người trong hai thế kỷ sau đó.
Các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy bằng chứng về các chủng vi khuẩn có liên quan trong các di tích lịch sử - một loại gây ra một căn bệnh gọi là bệnh ghẻ cóc, vẫn tồn tại cho đến ngày nay ở các vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, và một loại mầm bệnh khác, trước đây chưa được biết đến.
Bằng cách phân tích mã di truyền của vi khuẩn, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng tiền thân của tất cả bệnh giang mai hiện đại có thể đã tiến hóa từ thế kỷ XII đến thế kỷ XVI.
Nhưng sự đa dạng mới được phát hiện giữa họ vi khuẩn gây ra bệnh giang mai có thể cho thấy căn bệnh này có nguồn gốc hoặc phát triển ở châu Âu, có khả năng xóa tan giả thuyết lâu nay rằng Columbus và các thủy thủ của ông đã gây ra sự bùng phát sau một trong bốn chuyến đi từ năm 1492 - 1502.
Mặc dù bệnh giang mai có thể điều trị được khi phát hiện sớm nhưng đây vẫn là một căn bệnh có tốc độ lây lan nhanh chóng. Dữ liệu gần đây nhất của Tổ chức Y tế Thế giới ước tính rằng có 6 triệu trường hợp mắc bệnh giang mai mới trên toàn thế giới vào năm 2016.

Túi nhỏ trên quần jean dùng để đựng gì?
Bạn có bao giờ để ý đến chiếc túi bé xíu "thừa thãi" trên quần jean?

Vật thể nghi smartphone trong tranh vẽ thế kỷ 17
Trong bức tranh "Mr. Pynchon and the Settling of Springfield" người này đang cầm một đồ vật trên tay phải, trông rất giống tư thế người thời nay cầm smartphone và vuốt màn hình bằng ngón cái.

Lịch sử của khái niệm thiên tài
Muốn đánh giá đúng vai trò của thiên tài trong thế giới hiện đại, mỗi chúng ta phải hiểu rằng thiên tài là sản phẩm cuối cùng trong khát vọng của những người bình thường.

Những ngọn lửa vĩnh cửu trên thế giới
Các ngọn lửa bùng cháy một cách tự nhiên ở nhiều khu vực trên thế giới đã tồn tại qua nhiều thập kỷ hay thậm chí hàng thế kỷ.

Chuyện ăn của Từ Hy Thái hậu: Mỗi ngày 300 món, hơn trăm người phục vụ
Nếu nói tới những bậc nữ quân vương nổi tiếng trong triều đại Trung Hoa phong kiến thì tất nhiên không thể không kể tới Võ Tắc Thiên, ngoài ra còn một người nữa là Từ Hy Thái Hậu.

15 món nên ăn để lấy may trong ngày đầu năm
Theo quan niệm người Việt, đầu năm nếu ăn những món dưới đây sẽ mang lại may mắn cho cả năm.
