Các nhà khoa học lên kế hoạch "tái đông lạnh" vùng cực bằng máy bay

Nhóm nghiên cứu đề xuất dùng máy bay phun hạt aerosol ở độ cao 13km gần Bắc Cực, Nam Cực, để giảm 2 độ C cho những nơi này.


Thành phố Anchorage, miền nam Alaska. (Ảnh: Frank Kovalchek).

Các nhà khoa học đưa ra kế hoạch dùng máy bay phản lực phun các hạt aerosol siêu nhỏ vào khí quyển để "tái đông lạnh" khu vực xung quanh Bắc Cực và Nam Cực. Nghiên cứu mới, sử dụng công nghệ can thiệp khí hậu Phun aerosol tầng bình lưu (SAI) được công bố trên tạp chí Environmental Research Communications hôm 15/9.

Kế hoạch sẽ chỉ nhắm vào các vùng xung quanh cực thay vì can thiệp toàn cầu như đa số hoạt động SAI khác. Cụ thể, 125 máy bay SAIL-43K sẽ phun một đám mây gồm các hạt SO2 cực nhỏ ở độ cao 13km, 60 độ vĩ Bắc và Nam, đủ để làm mát những nơi này khoảng 2 độ mỗi năm. Các khu vực như miền nam Alaska và mũi phía nam Patagonia có thể quay về mức nhiệt gần với nhiệt độ trung bình thời kỳ tiền công nghiệp. Khi đám mây hạt trôi dần về phía các cực theo gió, chúng sẽ che phủ một phần bề mặt Trái đất bên dưới.

Kế hoạch mới dự kiến khai thác các sân bay thương mại dồi dào và sẵn có ở Bắc Bán cầu. Ví dụ, thành phố Anchorage, miền nam Alaska, có ba đường băng dài hơn 3.200m và nằm ở 61,2 độ vĩ Bắc - vị trí đủ gần để triển khai kế hoạch. Ở Nam Bán cầu, mọi chuyện sẽ phức tạp hơn do các sân bay hiếm và xa hơn. Tuy nhiên, các sân bay ở Chile và Argentina, phía nam vùng Patagonia, có thể tương đối phù hợp.

Cơ sở hạ tầng sẵn có dưới mặt đất sẽ cần được cải tiến để sử dụng cho kế hoạch. Chi phí cho kế hoạch ước tính khoảng 11 tỷ USD mỗi năm, bằng dưới 1/3 chi phí hạ nhiệt 2 độ C toàn bộ Trái đất bằng các biện pháp khác, ví dụ như thu giữ carbon.

Kế hoạch mới gây lo ngại vì chưa nắm được chính xác hậu quả ngoài ý muốn khi phun các hạt SO2 vào khí quyển, ví dụ như có thể làm giảm sản lượng cây trồng. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu lập luận rằng kế hoạch của họ sẽ triển khai phía trên khu vực có chưa đến 1% dân số thế giới và gần như không có hoạt động nông nghiệp, nên vẫn là phương pháp đáng cân nhắc với tính khả thi và chi phí thấp.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phân biệt sự khác nhau giữa khí hậu và thời tiết

Phân biệt sự khác nhau giữa khí hậu và thời tiết

Khi nói về các hiện tượng mưa, nắng, gió,… người ta có lúc dùng từ thời tiết, nhưng có lúc dùng từ khí hậu. Vậy khí hậu và thời tiết có giống nhau không?

Đăng ngày: 03/04/2025
Hồ

Hồ "kỳ lạ" nhất thế giới: Ở nơi lạnh nhất Nam Cực, dù âm 50 độ vẫn không thể đóng băng

Các nhà khoa học vẫn luôn băn khoăn rằng hồ Don Juan ở nơi lạnh và khô nhất của Nam Cực nhưng dù nhiệt độ xuống âm 50 độ C nước hồ vẫn không hề bị đóng băng.

Đăng ngày: 01/04/2025
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 29/03/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Đăng ngày: 24/03/2025
Bão

Bão "cyclone", bão "typhoon" và bão "tropical storm" có gì khác biệt?

Khi theo dõi thông tin về các cơn bão lớn trên thế giới, chúng ta thường thấy những cụm từ này. Vậy, chúng có gì khác biệt?

Đăng ngày: 24/03/2025
18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 23/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News