Các nhà khoa học muốn đóng mã vạch lên tế bào tinh trùng và trứng
Mã vạch và QR code đã trở nên rất phổ biến và được đóng trên hầu hết các sản phẩm hiện nay. Một cách thức quản lý và giúp người mua kiểm tra được thông tin của sản phẩm.
Đóng mã vạch lên tế bào tinh trùng và trứng
Mã vạch và QR code đã trở nên rất phổ biến và được đóng trên hầu hết các sản phẩm hiện nay. Một cách thức quản lý và giúp người mua kiểm tra được thông tin của sản phẩm. Chưa dừng lại ở đó, một số nhà khoa học còn muốn đóng mã vạch lên cả các tế bào tinh trùng và trứng của con người.
Các nhà khoa học tại trường đại học Autonomous Barcelona đã thử nghiệm một thiết bị đóng mã vạch siêu nhỏ, mà có thể sử dụng trên kích thước của các tế bào. Các mã vạch này được làm bằng polysilicon và sử dụng mã nhị phân với 8 ký tự để đánh dấu lên các tế bào tinh trùng và trứng.
Bạn có thể sẽ sớm Slap Mã vạch trên tinh trùng hoặc trứng của bạn
Nó sử dụng một cầu nối protein để có thể gắn chặt vào tế bào trứng. Đến khi tế bào trứng được thụ tinh và phát triển thành bào thai, các mã vạch sẽ tự động tách ra.
Mục đích của dự án này là nhằm giúp các bệnh viện quản lý tốt hơn trong việc thụ tinh nhân tạo. Từ các mã vạch có thể biết được đầy đủ thông tin của người hiến tặng các tế bào này. Nó cũng có thể được sử dụng để kiểm tra chất lượng của các tế bào.
Sau khi đã gắn mã vạch, các bác sĩ có thể kiểm tra lại thông qua một chiếc kính hiển vi có thể ghi lại hình ảnh. Sau đó mã nhị phân này sẽ được đọc và phân tích bởi một thiết bị đọc mã vạch cơ bản.
Hiện tại dự án này chưa được thử nghiệm trên người. Các nhà khoa học cho rằng, hiện tại công nghệ này có thể áp dụng ngay trong việc nhân giống các loài động vật. Như ngựa đua, mà yếu tố giống rất được coi trọng.

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người
Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới
Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Các loài muỗi "kinh dị" không thèm hút máu người
Muỗi tuyết, muỗi nước, muỗi vằn Midge... là những loài muỗi không hút máu người nhưng rất hay bị con người "tàn sát".

Các loài côn trùng "ăn xác chết" khiến bạn dựng tóc gáy
Những sinh vật nhỏ bé ruồi bọ cạp, giòi đuôi chuột... này có sở thích kỳ lạ - "dọn dẹp" tử thi.

14 cây có tuổi thọ lâu đời hơn cả nền văn minh nhân loại
Nhiều cây cổ thụ có tuổi thọ lâu đời hơn cả nền văn minh loài người, sống sót sau nhiều biến đổi địa chất và khí hậu trên Trái Đất.

Bí ẩn hoa tre "trăm năm nở hoa một lần" không phải ai cũng biết
Tre có hoa thậm chí còn kết quả - nhưng không phải ai cũng có cơ hội được chiêm ngưỡng loài hoa "trăm năm có một" này.
