Các nhà khoa học muốn kiểm soát sét bằng cột laser khổng lồ

Một nhóm nghiên cứu tại Đại học Geneva (Thụy Sĩ) đã lắp đặt thiết bị laser khổng lồ lên núi để đóng vai trò như cột thu lôi công nghệ cao.

Kênh CNN (Mỹ) cho biết đội ngũ nghiên cứu do nhà khoa học Thụy Sĩ Jean-Pierre Wolf dẫn đầu. Ông Wolf đã có 20 năm nghiên cứu laser và đặc biệt quan tâm tới ý tưởng kiểm soát thời tiết bằng thiết bị này.

Các nhà khoa học muốn kiểm soát sét bằng cột laser khổng lồ
Cột laser trên núi Säntis ở Thụy Sĩ. (Ảnh: CNN)

Ông Wolf cho rằng laser có thể tạo tia năng lượng cao và hẹp, được áp dụng trong nhiều công việc từ cắt kim cương cho đến phẫu thuật… Nhưng nay ông kỳ vọng laser có thể đảm nhiệm thêm tính năng mới là bảo vệ con người khỏi sét.

Ông đang dẫn dắt một nhóm gồm nhiều trường đại học ở Pháp và Thụy Sĩ cùng nhà sản xuất rocket ArianeGrou và công ty công nghệ cao Đức Trumpf tham gia nghiên cứu. Sau một năm trì hoãn vì đại dịch, cột laser đã được chuyển đến đỉnh núi Säntis ở Thụy Sĩ nơi có độ cao 2.500m. “Đây là một trong những nơi tại châu Âu thường xuyên bị sét tấn công nhân. Tại đây có một tháp phát thanh thường bị sét đánh từ 100-400 lần mỗi năm”, ông Wolf cho hay.

Cột laser có vai trò bắt chước cách hình thành của sét trong tự nhiên và bổ sung thêm năng lượng, mục tiêu là khiến mây phóng sét theo cách được kiểm soát.

Vì vấn đề an toàn, một vùng cấm bay 5km đã được thiết lập xung quang nơi cột laser hoạt động. Thiết bị này sẽ không hoạt động toàn thời gian mà chỉ kích hoạt khi hoạt động sét tăng mạnh.

Ủy ban châu Âu cũng ủng hộ dự án này và cho biết trên toàn cầu mỗi năm có từ 6.000-24.000 người thiệt mạng vì sét đánh, bên cạnh đó là thiệt hại về vật chất. Dự án này được kỳ vọng bảo vệ an toàn vận tải hàng không. Nhiều nghiên cứu cho thấy tình trạng sét đánh tăng mạnh có thể xuất phát từ biến đổi khí hậu.

Các thử nghiệm sẽ được thực hiện cho đến tháng 9, vào cuối mùa mưa. Nếu thành công, thử nghiệm tiếp theo có khả năng được tiến hành ở sân bay và công nghệ này sẽ sẵn sàng trong vài năm tới.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Mặt Trăng có thể gây ngập lụt kỷ lục ở Mỹ năm 2030

Mặt Trăng có thể gây ngập lụt kỷ lục ở Mỹ năm 2030

Toàn bộ vùng ven biển nước Mỹ có thể bị đe dọa bởi ảnh hưởng kết hợp của chu kỳ Mặt Trăng và biến đổi khí hậu.

Đăng ngày: 15/07/2021
Phát triển loại nhựa phân hủy trong một tuần dưới ánh sáng Mặt trời

Phát triển loại nhựa phân hủy trong một tuần dưới ánh sáng Mặt trời

Nhóm nghiên cứu Trung Quốc phát triển loại nhựa dễ phân hủy phù hợp dùng trong các thiết bị điện tử, tách biệt với ánh nắng và oxy.

Đăng ngày: 14/07/2021

"Con mắt" màu xanh kỳ lạ của dòng sông dài 101km

Ngọn nguồn con sông Cetina ở Croatia có màu xanh ngọc bích và hình dáng kỳ lạ như một con mắt khổng lồ.

Đăng ngày: 13/07/2021
Động đất 3 độ gần Hà Nội, nhiều đồ đạc trong nhà rung lắc

Động đất 3 độ gần Hà Nội, nhiều đồ đạc trong nhà rung lắc

Một trận động đất 3 độ vừa xảy ra lúc hơn 23 giờ đêm qua 12-7 tại khu vực huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.

Đăng ngày: 13/07/2021
Thung lũng Chết chạm 55 độ C, gần phá kỷ lục nhiệt của Trái đất

Thung lũng Chết chạm 55 độ C, gần phá kỷ lục nhiệt của Trái đất

Cuối tuần qua, Thung lũng Chết nóng đỉnh điểm khi nhiệt độ ở sa mạc California (Mỹ) đạt mức kỷ lục 54,4 độ C.

Đăng ngày: 13/07/2021
Sóng nhiệt xóa sổ một tỷ sinh vật trên bờ biển Canada

Sóng nhiệt xóa sổ một tỷ sinh vật trên bờ biển Canada

Nghiên cứu mới của Đại học British Columbia cho thấy nhiệt độ kỷ lục trong vài tuần qua do sóng nhiệt tác động to lớn như thế nào tới hệ sinh thái biển.

Đăng ngày: 12/07/2021
Những thảm họa thiên nhiên khủng khiếp khiến nhiều người chết nhất

Những thảm họa thiên nhiên khủng khiếp khiến nhiều người chết nhất

Khi Trái đất quyết định trút giận lên nhân loại, không gì có thể ngăn cản được và lịch sử đã cho ta thấy rất rõ điều đó.

Đăng ngày: 11/07/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News