Các nhà khoa học Nhật Bản dùng giun để tiêu diệt tế bào ung thư
Nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Osaka phát hiện có thể bọc giun trong lớp vỏ hydrogel chứa hợp chất hữu ích như thuốc điều trị ung thư.
Giun tròn mang thuốc trong lớp vỏ hydrogel sẽ giết chết tế bào ung thư. (Ảnh: Sci Tech Daily)
Các nhà khoa học Nhật Bản sử dụng những con giun cực nhỏ gọi là giun tròn để vận chuyển thuốc tới mục tiêu thông qua vỏ bọc hydrogel. Giun tròn thường sống trong đất hoặc môi trường khác. Trong một số trường hợp, chúng có thể xâm nhập vào cơ thể người. Anisakis simplex, loài giun tròn sống ở biển có thể sinh sống trong cơ thể người khi ăn phải, tỏ ra đặc biệt ưa chuộng tế bào ung thư.
"Anisakis simplex có thể phát hiện "mùi" và bám vào tế bào ung thư", Wildan Mubarok, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết. "Điều này khiến chúng tôi tự hỏi liệu có thể sử dụng chúng để vận chuyển trực tiếp thuốc điều trị đến tế bào ung thư bên trong cơ thể người hay không".
Nhằm tìm hiểu khả năng trên, đầu tiên nhóm nghiên cứu phát triển một hệ thống bọc lớp vỏ hydrogel quanh giun tròn bằng cách nhúng chúng vào hàng loạt dung dịch chứa hóa chất liên kết với nhau, tạo ra lớp phủ dạng gel khắp bề mặt con giun. Về cơ bản, quá trình cho ra đời lớp vỏ dày khoảng 0,01 mm ôm sát cơ thể giun trong 20 phút. Theo Shinji Sakai, đồng tác giả nghiên cứu, lớp vỏ không ảnh hưởng tới khả năng sinh tồn của giun tròn, đủ co giãn để con giun tiếp tục chuyển động, tìm kiếm mùi và tín hiệu hóa học.
Tiếp theo, các nhà nghiên cứu đưa phân tử hữu dụng vào lớp vỏ và nhận thấy điều này bảo vệ giun tròn trước ánh sáng cực tím hoặc hydrogen peroxide. Hơn nữa, lớp vỏ hydrogel có thể chứa thuốc chống ung thư. Được bảo vệ bởi vỏ hydrogel, giun tròn có thể vận chuyển và cung cấp thuốc tiêu diệt tế bào ung thư trong ống nghiệm.
Với tính thích ứng cao của lớp vỏ hydro, hệ thống dựa trên giun tròn này hứa hẹn không chỉ đưa thuốc tới tế bào ung thư ở bệnh nhân mà còn có nhiều ứng dụng tiềm năng trong các lĩnh vực khác như đưa vi khuẩn có lợi tới rễ cây.

Dấu hiệu cảnh báo bạn bị ung thư dạ dày
Nôn hoặc tiểu ra máu, đầy bụng sau khi ăn, khó nuốt... có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày, theo Learnaboutcancer.

Ngày 5/7: Cừu Dolly, con thú được nhân bản vô tính đầu tiên trên thế giới ra đời
Hôm nay 5/7 là kỉ niệm 20 năm ngày sinh của cừu Dolly, động vật có vú đầu tiên được nhân bản vô tính trên thế giới (5/7/1996 - 5/7/2016). Dolly được tạo ra bởi Ian Wilmut và các cộng sự tại viện Roslin (Edinburgh, Scotland), lấy giống từ cừu Dorset của Phần Lan.

Thử nghiệm thuốc chữa ung thư trên 18 người, 100% khỏi bệnh
Theo hãng tin RT, các bệnh nhân ung thư trực tràng tham gia một cuộc thử nghiệm thuốc nhỏ ở New York (Mỹ) đã nhận về kết quả ngoài mong đợi sau khi được thử điều trị bằng liệu pháp miễn dịch.

Dấu hiệu nhận biết sớm ung thư tuyến nước bọt
Bác sĩ Tâm cho hay nhiều người bệnh chủ quan không điều trị, khối u to lên mới đi khám thì đã muộn.

Thuốc đầu tiên chữa khỏi ung thư hoạt động thế nào?
Dostarlimab là loại thuốc ngăn chặn ảnh hưởng của tế bào ung thư lên hệ miễn dịch, khiến các tế bào miễn dịch tìm và tiêu diệt khối u hiệu quả.

Mỹ tiêm thử nghiệm virus diệt ung thư trên người
Các nhà khoa học tại Imugene Limited và City of Hope thử nghiệm loại virus tiêu diệt ung thư mới, với tên gọi CF33-hNIS, dành cho những người có khối u rắn đang phát triển.
