Các nhà khoa học nói: Hãy làm ra những quả cà chua cay như ớt

Tương ớt thì cay, tương cà thì ngọt, mặc định là như thế đúng không? Bạn có thể có một quả ớt chuông ngọt, nhưng không thể có một quả cà chua cay được. Ops, chưa chắc đâu.

Mới đây, một nhóm các nhà khoa học ở Brazil và Ireland đã xuất bản một bài báo trên tạp chí Xu hướng Khoa học cây trồng. Họ đã chứng minh tới 2 cách biến đổi gene bằng kỹ thuật CRISPR, có thể khiến những quả cà chua có vị cay như ớt.

Nhưng làm như vậy để được gì cơ chứ?

Các nhà khoa học nói: Hãy làm ra những quả cà chua cay như ớt
Cà chua cay ra đời để để sản xuất hợp chất sinh học, cung cấp cho ngành dược và các ngành công nghiệp khác.

Bạn hãy yên tâm rằng cà chua mua để nấu ăn ngoài chợ vẫn sẽ ngọt. Các nhà khoa học trong nghiên cứu, dẫn đầu bởi Agustin Zsögön từ Đại học Liên bang de Viçosa ở Brazil, cho biết họ chỉ làm ra những quả cà chua cay để sản xuất hợp chất sinh học, cung cấp cho ngành dược và các ngành công nghiệp khác.

Các phân tử tạo ra vị cay được gọi là capsaicinoids, chúng có mặt trong 30 loài cây thuộc chi Capsicum, bạn biết đấy, ớt cũng thuộc chi này. Nhiều người thích ăn cay cho nên capsaicinoids xuất hiện trong nhiều món ăn ngon.

Nhưng hợp chất này không chỉ phục vụ bữa ăn cho bạn, nó còn được dùng để sản xuất thuốc giảm đau an toàn, có trong các loại kem dành cho bệnh nhân viêm khớp, và một số ngành công nghiệp khác như để sản xuất bình xịt hơi cay chẳng hạn.

Capsicum là chi thực vật duy nhất tạo ra các phân tử này một cách tự nhiên, nhưng trồng chúng phải mất rất nhiều công sức. Lượng capsaicinoids trong các cây họ ớt cũng có thể khác nhau, dựa trên nhiều yếu tố khác nhau. Điều này khiến ớt bị hạn chế trong việc phục vụ nhu cầu công nghiệp.

Mặt khác, cà chua là một loài cây dễ kiểm soát hơn, chúng vốn là đối tượng mẫu của nhiều nghiên cứu sinh học. Quan trọng nhất, cà chua chỉ tách ra từ chi nhà ớt ở thời điểm 11 triệu năm trước, nhờ đó, chúng vẫn có những cơ chế để tạo ra capsaicinoids.

"Cà chua có gene cay", Zsögön nói. "Bạn chỉ cần kích hoạt chúng theo đúng thứ tự, đúng chỗ là có thể tạo ra cà chua cay".

Thay vì ghép các gene mới vào cà chua, các nhà nghiên cứu sẽ kích hoạt các gene hiện có bằng cách sử dụng các công cụ chỉnh sửa gene như TALEN hoặc CRISPR/Cas9. Sau đó, những cây cà chua có thể trở thành một nhà máy sản xuất capsaicinoids.

Các nhà khoa học nói: Hãy làm ra những quả cà chua cay như ớt
Chỉnh sửa gene có thể giúp cho cà chua có vị cay.

Câu hỏi đặt ra lúc này là liệu con người có nên làm điều này không? Chúng ta có thể, nhưng đừng làm vội, Zsögön lưu ý rằng vẫn còn nhiều câu hỏi về độ an toàn. Liệu CRISPR/Cas9 có thể vô tình chỉnh sửa các phần khác ngoài ý muốn của bộ gene cà chua hay không? Đó là một vấn đề cần phải được giải quyết trước tiên để đảm bảo sự tồn tại cho giống cây trồng này.

Nhưng tương lai của nó rất hứa hẹn, cà chua chỉnh sửa gene có thể là giải pháp cho ngành công nghiệp capsaicinoids. Khi dân số trở nên đông hơn, chúng ta không chỉ cần những ngành công nghiệp chuyên biệt trên khía cạnh máy móc, chúng ta sẽ cần cả đến một ngành nông nghiệp chuyên biệt và hiệu quả.

Các giống cây trồng biến đổi gene sẽ là lời giải cho bài toán, chỉ có điều, chúng ta nhất quyết phải đảm bảo sự an toàn của chúng trước tiên đã.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loài chuồn chuồn mất ba đời để di cư 1.600km hàng năm

Loài chuồn chuồn mất ba đời để di cư 1.600km hàng năm

Nghiên cứu xuất bản hôm 19/12/2018 trên tạp chí Biology Letters lần đầu tiên hé lộ hành trình di cư của chuồn chuồn xanh Darner, theo Mother Nature Network.

Đăng ngày: 14/01/2019
Tìm ra phương pháp mới làm giảm sinh sản của muỗi

Tìm ra phương pháp mới làm giảm sinh sản của muỗi

Muỗi là sinh vật trung gian lây truyền các bệnh như sốt rét, sốt vàng và Zika. Muỗi cái thường hút máu để có nguồn protein sản xuất trứng, được bọc trong lớp vỏ bảo vệ.

Đăng ngày: 14/01/2019
Lấy nước vào bể cá, phát hiện sinh vật dị chưa từng thấy

Lấy nước vào bể cá, phát hiện sinh vật dị chưa từng thấy

Sinh vật có vẻ ngoài và hoạt động giống hệt như sinh vật ngoài hành tinh thường được miêu tả trong phim viễn tưởng.

Đăng ngày: 13/01/2019
Giòi đuôi chuột xuất hiện dưới hồ nước Australia

Giòi đuôi chuột xuất hiện dưới hồ nước Australia

Chuyên gia nhận định sinh vật nhỏ vô hại là ấu trùng của một loài ruồi giúp hoa thụ phấn.

Đăng ngày: 11/01/2019
Vi khuẩn trên trạm ISS đã đột biến, nhưng không trở nên nguy hiểm

Vi khuẩn trên trạm ISS đã đột biến, nhưng không trở nên nguy hiểm

Vi khuẩn trên Trạm vũ trụ quốc tế đang phát triển và biến đổi trong môi trường không gian - nhưng theo nghiên cứu mới nhất, chúng dường như không phải mối đe dọa đối với con người.

Đăng ngày: 10/01/2019
Khám phá sinh vật nấm khổng lồ đã giết chết hàng triệu triệu cây cối

Khám phá sinh vật nấm khổng lồ đã giết chết hàng triệu triệu cây cối

Không phải cá voi, sinh vật này là một trong những loài đáng sợ nhất vì trọng lượng hàng nghìn tấn và âm thầm giết hàng triệu triệu cây cối trong nhiều năm.

Đăng ngày: 07/01/2019
Đố bạn cây cối có biết

Đố bạn cây cối có biết "xì hơi" không? Đáp án hóa ra rắc rối hơn chúng ta tưởng

Xì hơi, trung tiện hay "thả bom" là nhu cầu cơ bản của tất cả chúng ta. Mà không chỉ loài người đâu, cả chó, mèo, gia súc, chồn, ếch, nhái, thậm chí cả cá voi cũng có nhu cầu này. Chỉ một số ít các loài như bạch tuộc và chim chóc là không cần thôi.

Đăng ngày: 07/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News