Các nhà khoa học phát hiện hai loài cá mập lưỡi cưa mới

Các nhà khoa học đã tìm thấy hai loài cá mập hiếm với chiếc mũi lưỡi cưa tại vùng biển Ấn Độ Dương.

Ngày 18/3, tạp chí PLOS ONE đưa tin hai loài cá mập lưỡi cưa hiếm đã được phát hiện ở phía tây Ấn Độ Dương gần Madagascar và Zanzibar. Chúng lần lượt có tên là Pliotrema kajae và Pliotrema annae.

Những con cá đặc biệt này có 6 khe mang mỗi bên má. Trong khi các loài cá mập lưỡi cưa thông thường chỉ có 5 khe mang.

Các nhà khoa học phát hiện hai loài cá mập lưỡi cưa mới
Hai loài cá mập lưỡi cưa hiếm được phát hiện sống ở phía tây Ấn Độ Dương. (Ảnh: CNET).

Nhà nghiên cứu cá mập đồng thời giữ vai trò trưởng nhóm khám phá Simon Weigmann mô tả việc tìm ra hai loài cá lưỡi cưa mới này "đơn giản là rất đáng kinh ngạc".

"Kiến thức về cá mập lưỡi cưa ở tây Ấn Độ Dương nhìn chung vẫn còn khan hiếm. Nhưng nếu xem xét độ sâu sinh sống thích hợp của hai loài cá mới, chúng có thể bị ảnh hưởng bởi các hoạt động đánh bắt từ ngư dân", Weigmann nói.

Các nhà khoa học lo ngại rằng việc săn bắt quá mức sẽ đe dọa tới môi trường sống của loài cá mập này.

Các nhà khoa học phát hiện hai loài cá mập lưỡi cưa mới
Cá mập lưỡi cưa dùng chiếc mũi đặc thù làm vũ khí săn mồi hữu dụng. (Ảnh: Genk).

Lý do giống loài đặc biệt này có tên cá mập lưỡi cưa vì đặc điểm nhận dạng của chúng là chiếc mũi dài và sắc nhọn y hệt máy cưa thật. Khi săn mồi, cá mập lưỡi cưa sẽ tận dụng mũi như một thứ vũ khí.

"Chuyển động nhanh và linh hoạt của chiếc mũi giúp cá mập lưỡi cưa cắt con mồi thành từng mảnh nhỏ để có thể ăn chúng dễ dàng hơn", người phát ngôn của Đại học Newcastle chia sẻ kiến thức với báo CNET.

Trước đây, chỉ có một loài cá mập lưỡi cưa 6 khe mang được tìm thấy là Pliotrema warreni. Tuy nhiên hình chụp X-quang của chúng lại cho thấy sự khác biệt và chia ra làm 3 giống loài.

Các nhà khoa học phát hiện hai loài cá mập lưỡi cưa mới
Hình X-quang xương hàm của 3 loài cá mập lưỡi cưa 6 khe mang. Loài P. kajae (trên), loài P. annae (giữa) và loài P. warreni (dưới). (Ảnh: CNET).

"Phát hiện này chứng minh tầm quan trọng của vùng biển Ấn Độ Dương đối với hệ sinh thái các loài cá mập và cá đuối. Đồng thời nó cũng cho thấy đại dương còn rất nhiều điều con người vẫn chưa khám phá hết", Andrew Temple, cộng sự của Weigmann khẳng định.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loài ăn nhựa ở rãnh đại dương sâu nhất thế giới

Loài ăn nhựa ở rãnh đại dương sâu nhất thế giới

Các nhà khoa học phát hiện một loài động vật biển mới ở rãnh Mariana tại Thái Bình Dương có chứa rác thải nhựa trong cơ thể.

Đăng ngày: 10/03/2020
Cú hắt hơi kéo dài một giờ hiếm thấy của bọt biển

Cú hắt hơi kéo dài một giờ hiếm thấy của bọt biển

Các nhà khoa học Mỹ ghi lại cảnh tượng bọt biển hắt hơi, hành vi hiếm thấy của động vật sống ở đáy biển sâu.

Đăng ngày: 05/03/2020
Phát hiện

Phát hiện "vườn san hô" dưới hẻm núi ngầm

Các nhà thám hiểm thuộc Đại học Tây Australia tìm thấy một hệ sinh thái san hô chưa từng được biết đến dưới hẻm núi Bremer sâu hơn 4.000 m.

Đăng ngày: 03/03/2020
Nắng nóng

Nắng nóng "luộc chín" hàng trăm ngàn con trai, vẹm ven biển

Nóng bức khủng khiến hàng trăm ngàn con trai, vẹm trên một bãi biển ở đảo Bắc của New Zealand bị "nấu chín".

Đăng ngày: 19/02/2020
Cá nạng hải màu hồng

Cá nạng hải màu hồng "có một không hai"

Các chuyên gia suy đoán con cá nạng hải dài 3,4 mét có thể mắc đột biến gene hiếm gặp khiến toàn thân nó có màu hồng rực rỡ.

Đăng ngày: 18/02/2020
Xôn xao sinh vật biển kỳ lạ bị bắt ở New York

Xôn xao sinh vật biển kỳ lạ bị bắt ở New York

Những người dân ở thành phố New York đang hoang mang trước một sinh vật biển gần đây bị ngư dân đánh bắt ngoài khơi đảo Coney có hình dáng vô cùng kì lạ.

Đăng ngày: 05/02/2020
Tìm hiểu về loài mực - cách mà loài thân mềm yếu ớt sinh tồn

Tìm hiểu về loài mực - cách mà loài thân mềm yếu ớt sinh tồn

Mực có kích cỡ rất đa dạng từ khổng lồ 14m đến loài mực lùn chỉ dài 2,5cm. Các con vật này được xếp vào nhóm động vật thân mềm.

Đăng ngày: 04/02/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News