Các nhà khoa học phát hiện ra loài cá voi mới có mỏ như chim trên bờ biển Nhật Bản
Các nhà khoa học Nhật Bản đã phát hiện một loài cá voi mới có tên Berardius minimus cơ thể của chúng chủ yếu là màu đen và có một cái mỏ nhỏ như chim.
Theo thông tin từ New Atlas, các nhà khoa học Nhật Bản đã phát hiện ra một loài cá voi mới. Loài mới có tên Berardius minimus, chúng sở hữu chiều dài cơ thể từ 6,2 - 6,9m và chủ yếu là có màu đen, đồng thời chúng sở hữu một đặc điểm khá thú vị khác là có thêm một chiếc mỏ.
Mặc dù trên thực tế loài cá voi này từ lâu đã khá quen thuộc đối với như dân địa phương, nhưng chúng mới chỉ được các nhà khoa học mô ta qua 6 mẫu vật được tìm thấy ở Hokkaido và gần bờ biển Okhotsk.
Trên thực tế loài cá voi mới này đã được ngư dân địa phương biết đến từ lâu.
Các mẫu vật của loài này được nghiên cứu bởi các nhà khoa học từ Đại học Hokkaido, Bảo tàng Khoa học Tự nhiên Quốc gia Nhật Bản, Đại học Iwate và Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Nhật Bản.
Mặc dù chúng có chung một số đặc điểm chung với các loài cá voi đã được biết tới, nhưng chúng cũng sở hữu một số đặc điểm khá riêng biết để có thể phân loại chúng là một loài hoàn toàn mới.
Các nhà khoa học cũng cho biết, loài cá voi mới này thuộc chi cá voi mõm khoằm. Đây là một chi rất nhỏ và cho đến gần đây mới chỉ có hai loài được biết tới là cá voi mõm khoằm Baird (Berardius bairdi), sống ở phía bắc Thái Bình Dương và cá voi mõm khoằm Arnoux.
Hình ảnh minh họa loài cá voi mới được phát hiện Berardius minimus (trên cùng) và loài cá voi mõm khoằm đã được biết tới - Berardius bairdi (dưới).
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng Berardius minimus có kích thước nhỏ hơn loài Berardius bairdi - có chiều dài cơ thể lên tới 10m.
Ngoài ra cơ thể của 2 loài này cũng có hình dáng tương đối khác nhau, Berardius minimus thì có màu sắc cơ thể chủ yếu là đen trong khi đó cá voi mõm khoằm Bairdi lại mà màu xám xanh.
Để nghiên cứu kỹ hơn, các nhà khoa học đã tiến hành phân tích hộp sọ, cấu trúc xương à DNA của loài này.
Một phân tích về DNA ty thể và hộp sọ, cấu trúc xương của loài cá voi mới cho thấy chúng thuộc chi cá voi mõm khoằm, nhưng khác với hai loài được biết trước đó.
"Về loài Berardius minimus, vẫn còn quá nhiều điều mà chúng tôi vẫn còn chưa biết", Takashi Matsuishi, nhà nghiên cứu chính của nghiên cứu cho biết. "Chúng tôi vẫn không biết con cái của loài Berardius minimus trông như thế nào và vẫn còn nhiều vấn đề liên quan đến phân bố loài chưa được giải đáp. Chúng tôi hy vọng sẽ tiếp tục mở rộng hiểu biết về Berardius minimus".
Trong một thời gian, cá voi Berardius minimus vẫn là một loài cá voi mõm khoằm chưa được tìm hiểu đối với các nhà sinh vật học thế giới, nhưng chuyên gia từ Đại học Hokkaido, Takashi Matsuishiya, và các đồng nghiệp của ông đã nghiên cứu những mẫu vật xác cá voi được phát hiện ở bờ biển phía bắc Hokkaido vào năm 2012.
Chúng rất giống với cá voi mõm khoằm Baird, nhưng đồng thời chúng có một số đặc điểm khác biệt: da đen và nhỏ hơn, không giống như cá voi mõm khoằm Baird, kích thước của loài mới này không quá 7m. Ngoài ra, loài mới này sở hữu cái mỏ ngắn hơn so với tỷ lệ cơ thể khi so sánh với các loài đã biết.
Tuy nhiên, đây có thể không phải là loài mới cuối cùng của chi cá voi mõm khoằm sẽ được tìm thấy. Những ngư địa phương cho biết vẫn còn có một loài cá voi màu đen khác có thân hình còn nhỏ hơn cả loài Berardius minimus trong khu vực Karasu.

Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc
Cá mập là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất của đại dương. Chúng là những sát thủ đáng sợ đối với sinh vật biển cũng như con người. Bên cạnh sự nguy hiểm đó chúng còn có những điều rất thú vị mà bạn không ngờ tới.

Những mối quan hệ hai bên cùng có lợi
Một mối quan hệ giữa hai cá thể (loài vật, cây, con người...) chỉ tồn tại được lâu dài nếu cả hai bên đều được lợi. Đó là quy luật cộng sinh.

Loài cá “vũ trang” như chiến binh độc đáo ở biển Đông
Những con cá quả thông "vũ trang" bản thân như những xe bọc thép hầm hố, là sinh vật gây thích thú có ở vùng biển Đông. Loài cá này yêu cầu ngặt nghèo về điều kiện sống.

Rùa biển đau đớn khi phải rút ống hút 12cm ra khỏi mũi
Đoạn clip quay lại toàn bộ quá trình rút chiếc ống hút nhựa găm chặt vào lỗ mũi chú rùa biển đã nhận được sự quan tâm lớn từ phía cộng đồng mạng ngay sau khi xuất hiện trên Youtube.

Những con vật kỳ lạ nhất ở Nam Cực
Nam Cực được biết đến là một trong những nơi lạnh nhất và có khí hậu khắc nghiệt nhất của Trái đất.

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?
Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.
