Các nhà khoa học tháo gỡ bí ẩn hội chứng mũi trắng

Một căn bệnh bí ẩn đã tiêu diệt 90% số lượng dơi ngủ đông ở một số hang động và mỏ than trong khu vực từ Vermont đến Virginia trong vòng 3 năm qua đã làm dấy lên vô số các câu hỏi về bản chất của căn bệnh cũng như cách thức kiểm soát nó.

Các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực sinh lý học của loài dơi, sinh thái nấm, độc học sinh thái, mô hình môi trường và bệnh tật, cùng những người khác sẽ gặp nhau tại hội thảo tại Viện tổng hợp sinh học và toán học quốc gia (NIMBioS) ngày 29 tháng 6 đến ngày 1 tháng 7 tại Đại học Tennessee, Knoxville để tìm hiểu căn bệnh và phát triển các giải pháp khống chế nó.

Các đại diện đến từ bang liên quan và cơ quan liên bang cùng các tổ chức khác cũng tham dự hội thảo. Nạn dịch này được đặt cho cái tên Hội chứng mũi trắng (WNS) do một loài nấm trắng lạ phát triển trên mõm và các phần cơ thể khác của những con dơi bị nhiễm bệnh. Trên nửa triệu con dơi đã chết trong vòng 3 năm qua do căn bệnh này. Mặc dù nguyên nhân vẫn chưa được tìm ra, mầm bệnh có khả năng là một loài nấm ưa thời tiết lạnh. Các nhà khoa học không biết liệu loài nấm này có phải là nguyên nhân duy nhất khiến dơi chết, hay nó chỉ là một mầm bệnh cơ hội tận dụng thời điểm hệ miễn dịch bị suy yếu bởi một tác nhân hóa học hay sinh học nào khác.

Người ta vẫn chưa xác định được WNS lây lan bằng cách nào nhưng có lẽ là truyền từ con dơi này sang con dơi khác. Các bằng chứng khác cho thấy con người đã mang nấm từ vùng bị nhiễm đến vùng sạch qua quần áo và đồ dùng.

Mục đích của cuộc hội thảo là nhằm xác định kiến thức về căn bệnh đồng thời phát triển các mô hình dự đoán để biết được bằng cách nào và dưới điều kiện nào căn bệnh có thể phát tán được. Về cơ bản, các mô hình sẽ được sử dụng để phát triển các chiến lược quản lý phù hợp nhằm kiểm soát bệnh.

Tom Hallam – người đồng tổ chức hội thảo kiêm giáo sư sinh thái học và sinh học tiến hóa tại Đại học Tennesse, Knoxville – cho biết cho đến nay hai chiến lược quản lý đã được đề ra để kiểm soát việc lây lan dịch bệnh. Chiến lược đầu tiên là loại bỏ mọi hoạt động của con người trong hang động, việc này đã được thực hiện ở miền đông Hoa Kỳ. Chiến lược thứ hai là làm nóng một phần hang động ngủ đông để giúp dơi giữ được năng lượng trong những lần thức dậy sau khi ngủ đông, từ đó dơi sẽ không cần phải rời hang động để tìm kiếm thức ăn trước khi mùa xuân đến. Căn bệnh đã làm xáo trộn chu trình ngủ đông của dơi, do vậy nó khiến cho dơi trở nên thiếu trọng lượng nghiêm trọng.

Những con dơi bị hội chứng mũi trắng. (Ảnh: wildwildweather)

Hallam cho biết: “Tuy nhiên không chiến lược nào được nhìn nhận một cách nghiêm túc dưới góc độ khoa học”.

Gary McCracken – đồng tổ chức hội nghị kiêm giáo sư sinh thái học và sinh học tiến hóa tại Đại học Tennesse, Knoxville – cho biết dơi dường như có khả năng kháng bệnh, những con dơi bản xứ ở châu Âu miễn dịch được với căn bệnh này. Khía cạnh đó cần phải được nghiên cứu sâu hơn. “Căn bệnh không tiêu diệt mọi loài dơi. Đối với những loài nhiễm bệnh, chỉ có 5-10% số lượng dơi sống sót, đây là tỉ lệ tồn tại có thể phát triển được về sau. Với bằng chứng dơi kháng nấm và nó không phải là mầm bệnh gây nguy hiểm đối với dơi bản xứ ở Châu Âu, có khả năng sự lây lan của căn bệnh cũng chính là giới hạn của nó,” McCracken cho biết.

Loài dơi ăn một lượng côn trùng mỗi đêm gần bằng 2/3 trọng lượng cơ thể của nó, dơi giúp kiểm soát côn trùng, về cơ bản nó giúp làm giảm lượng thuốc trừ sâu được dùng cho mùa màng. Dơi cũng đồng thời giữ một vai trò sinh thái quan trọng trong việc phụ phấn cho cây và phân tán hạt.

Vào tháng 4, Dịch vụ rừng Hoa Kỳ đã ban hành một lệnh khẩn cấp đóng cửa các hang và mỏ than tại 33 bang trong vòng 1 năm, trong khi đó các nhà khoa học vẫn tiếp tục tìm hiểu về căn bệnh. Vào năm 2009, WNS lan tới miền nam từ New England đến tây Virginia và Virginia, hiện nó đang đe dọa lấn chiếm vùng đông nam. Công viên quốc gia núi Great Smoky cũng phải đóng cửa mọi hang động phục vụ công chúng mặc dù chưa phát hiện mầm bệnh tại đây.

Loading...
TIN CŨ HƠN
44 sự thật đầy thú vị về loài khỉ mà bạn chưa biết

44 sự thật đầy thú vị về loài khỉ mà bạn chưa biết

Khỉ được xem như một trong những “họ hàng” gần nhất của loài người, và hầu hết chúng ta đều tin rằng mình biết rõ về người “họ hàng” này. Tuy nhiên, những thông tin sau đây có thể làm bạn bất ngờ về loài động vật thông minh, hoạt bát này.

Đăng ngày: 27/04/2025
10 loài săn mồi nguy hiểm nhất

10 loài săn mồi nguy hiểm nhất

Kĩ năng săn mồi, những bộ hàm, móng vuốt sắc nhọn và nọc độc chết người “trời phú” đã biến các động vật này thành những kẻ săn mồi đẳng cấp.

Đăng ngày: 27/04/2025
Rắn độc bị mất đầu vẫn tự cắn chính mình

Rắn độc bị mất đầu vẫn tự cắn chính mình

Thông thường, một con rắn bị chặt đầu thì các chức năng trên cơ thể nó cơ bản đã ngừng hoạt động nhưng nó vẫn còn một số phản xạ. Điều đó có nghĩa rằng rắn vẫn có khả năng cắn và tiêm nọc độc ngay khi đầu nó đứt lìa khỏi thân.

Đăng ngày: 26/04/2025
Vẻ đẹp của các loài rắn Việt Nam

Vẻ đẹp của các loài rắn Việt Nam

Ở Việt Nam chỉ khoảng 30 loài có nọc độc chết người sống trên đất liền và 22 loài rắn biển.

Đăng ngày: 25/04/2025
Những sự thật bất ngờ về loài gấu Koala

Những sự thật bất ngờ về loài gấu Koala

Gấu Koala, hay gấu túi (tên khoa học: Phascolarctos cinereus) là một loài thú có túi ăn thực vật sống tại Úc và là loài vật duy nhất hiện còn sống trong họ Phascolarctidae.

Đăng ngày: 25/04/2025
Tìm hiểu về loài trăn ăn thịt người ở châu Phi

Tìm hiểu về loài trăn ăn thịt người ở châu Phi

Trăn đá châu Phi là là loài rắn lớn nhất ở lục địa đen. Con trăn đá trưởng thành có chiều dài tới 7m, thậm chí là 10m. Không ít lần cư dân các bộ tộc mổ bụng trăn và lấy được xác người.

Đăng ngày: 24/04/2025
Loài chim 'lăng nhăng' nhất hành tinh

Loài chim 'lăng nhăng' nhất hành tinh

Các nhà khoa học khẳng định chim sẻ sống ở vùng đầm lầy mặn tại Mỹ là loài có hành vi giao phối bừa bãi nhất trong thế giới chim.

Đăng ngày: 24/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News