Các nhà khoa học tìm ra cách dùng gạo biến đổi gene để phòng ngừa HIV

Một nghiên cứu mới đây cho biết gạo biến đổi gene có thể là giải pháp giúp ngăn ngừa căn bệnh thế kỷ HIV.

Theo Newsweek, trong một công bố mới đăng tải hôm thứ Hai tuần này, các nhà khoa học đến từ Mỹ, Anh và Tây Ban Nha đã giải thích kỹ thuật họ sử dụng để biến đổi gene một chủng gạo nhằm sản xuất ra các protein trung hòa HIV. Đây là nỗ lực mới nhất trong cuộc chiến kéo dài không hồi kết chống lại đại dịch HIV trên toàn cầu.

Theo tổ chức Y tế Thế giới, đến cuối năm 2017, khoảng 37 triệu người đã mắc HIV trên toàn cầu. Con số này tương ứng với khoảng 0,8% số người trưởng thành ở độ tuổi từ 15 đến 49. Châu Phi chiếm gần 2/3 số người nhiễm HIV, tức gần 1 trong mỗi 25 người trưởng thành mắc căn bệnh thế kỷ. Năm 2017, 940.000 người đã chết vì các bệnh liên quan HIV. Việc điều trị HIV cũng đã đạt được một số tiến triển nhất định. Ví dụ, tại Mỹ, con số nhiễm HIV mới giảm từ 135.000 năm 1985 xuống còn 50.000 năm 2010.


Gạo biến đổi gene là nỗ lực mới nhất trong cuộc chiến kéo dài không hồi kết chống lại đại dịch HIV trên toàn cầu.

Tuy nhiên, đến thời điểm này vẫn chưa có một vaccin nào dành riêng cho căn bệnh này. Do đó, thuốc uống và tuyên truyền về HIV vẫn là những phương thức phòng ngừa hiệu quả nhất. Thuốc uống không phải lúc nào cũng có sẵn tại các quốc gia đang phát triển, do đó chúng ta cần them nhiều giải pháp khác. Chủng gạo mới này có chứa cùng các protein trung hòa HIV như trong thuốc uống, mở ra một hướng đi mới đầy tiềm năng trong phòng ngừa và tiến đến xóa bỏ HIV.

Loại gạo này sẽ sản xuất ra 2 loại protein và 1 loại kháng thể có thể bám vào virus HIV, ngăn chặn chúng tương tác với tế bào con người. Loại gạo này còn có thể được đưa vào một loại kem bôi ngoài da, từ đó các protein đặc biệt trong gạo sẽ đi vào cơ thể, bảo vệ con người khỏi HIV.

Gạo là một lựa chọn rất tốt dành cho các quốc gia đang phát triển, bởi người dân ở đây có thể trồng lúa và tự mình tạo ra loại gạo này để sử dụng. Nhờ đó, họ không cần phải đi đến một phòng khám để nhận các loại thuốc nhập khẩu từ một quốc gia khác - mà như đã nói ở trên, không phải lúc nào cũng có sẵn. Các khu vực với tỉ lệ nhiễm bệnh cao nhất có thể tự mình tạo ra thuốc chữa cho chính căn bệnh của mình.

Tuy nhiên, trước khi giải pháp này có thể ứng dụng rộng rãi, các nhà khoa học sẽ cần phải khẳng định chắc chắn loại gạo mới không tạo ra bất kỳ chất gì có thể gây hại cho cơ thể, cũng như vượt qua được những rào cản về mặt pháp lý ở mỗi quốc gia mà loại gạo này được đưa vào sử dụng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kỳ lạ loài

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới

Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Đăng ngày: 04/04/2025
Phân biệt đào bích và đào phai

Phân biệt đào bích và đào phai

Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Đăng ngày: 04/04/2025
Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ

Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ

Cây Poppy là thực vật thân thảo, tuổi thọ khoảng 2 năm. Tháng 4, 5 nở hoa màu tím, trắng, đỏ và phớt hồng, rất đẹp. Nó có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Châu Á, người Bỉ rất thích coi là biểu trưng của nước mình.

Đăng ngày: 02/04/2025
Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Đăng ngày: 02/04/2025
Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Đăng ngày: 31/03/2025
Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Đăng ngày: 28/03/2025
Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News