Các nhà khoa học tìm ra cách tạo ra pin lithium-ion từ bia
Phương pháp này có thể tạo ra các điện cực rẻ và hiệu quả hơn.
Bia và khoa học không phải là hai chủ đề lúc nào cũng đi cùng nhau, tuy nhiên các nhà khoa học tại đại học Colorado-Boulder (UCB) đã tìm ra cách sử dụng chất thải từ quá trình nấu bia để tổng hợp các chất hoá học để tạo ra pin lithium-ion.
Các nhà nghiên cứu tại Colorado đã tìm ra cách sử dụng nước thải từ quá trình nấu bia để tạo ra pin lithium ion.
Phải mất tới 7 vại nước để nấu 1 vại bia, và người ta phải tốn rất nhiều tiền lọc các chất thải từ quá trình này. Một số các vật liệu sinh học như gỗ cũng có thể được dùng để làm các điện cực các-bon, nhưng nguồn cung của vật liều này rất hạn chế và phương pháp thực hiện cũng rất khó và tốn kém.
Nhưng bằng cách khai thác các nguyên liệu trong nước thải nấu bia, các nhà nghiên cứu tại UCB cho biết họ có thể vừa kiểm soát các phản ứng hoá học tốt hơn nhằm tạo ra các điện cực có hiệu suất cao, vừa làm sạch nước thải.
Bằng cách khai thác các nguyên liệu trong nước thải nấu bia, các nhà nghiên cứu tại UCB cho biết họ có thể vừa kiểm soát các phản ứng hoá học tốt hơn nhằm tạo ra các điện cực có hiệu suất cao, vừa làm sạch nước thải.
Phương pháp tạo ra điện cực này bao gồm việc canh tác một giống nấm mốc phát triển nhanh có tên Neurospora crassa trong môi trường giàu đường, có mặt trong nước thải nấu bia.
"Nước thải nấu bia là môi trường lí tưởng cho loài nấm mốc này phát triển" theo Tyler Huggins, một sinh viên tốt nghiệp tại UCB và cũng là tác giả của nghiên cứu. Huggins và đồng tác giả Justin Whiteley cũng thuộc UCB, cho biết họ hy vọng phương pháp này sẽ được thương mại hoá. "Chúng tôi nhìn thấy tiềm năng trong việc áp dụng phương pháp này ở quy mô lớn vì những nguyên liệu cần thiết đều có sẵn."
Nghiên cứu này đã được đăng trong tuần san Applied Materials and Interfaces.

Khám phá siêu vật liệu Aerogel của tương lai
Con người luôn đi tìm kiếm và chế tạo ra những vật liệu mới với những tính năng ưu việt trong đó có 'khí đóng băng' Aerogel. Theo những tin khoa học mới gần đây, Aerogel có thể sẽ là loại siêu vật liệu tiềm năng của tương lai.

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.

Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ
Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang theo đuổi một chương trình mang tính cách mạng nhằm hỗ trợ năng lực siêu nhân cho binh sĩ trong nhiệm vụ tác chiến.

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?
Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?

Mỹ sắp phóng máy bay nhanh gấp 20 lần âm thanh
Trang Space.com cho hay, Cơ quan Dự án Nghiên cứu cấp cao Quốc phòng Mỹ (tức DARPA) đã lên kế hoạch phát triển và bay thử loại máy bay siêu âm có tên X-Plane tốc độ Mach 20 trong năm 2016.
