Các nhà khoa học vừa tìm ra "Hỏa tinh" ngay trên Trái đất

Khu vực hẻo lánh ở Pilbara, Australia với khí hậu gần tương đồng với Hỏa tinh được các nhà khoa học từ 2 dự án Mars 2020 và ExoMars chọn làm nơi thực hiện thí nghiệm.

Theo Digital Trends, đội ngũ giám sát của 2 sứ mệnh Mars 2020 (NASA) cùng ExoMars (châu Âu và Nga) đã có chuyến thực nghiệm tại một khu vực ở Australia.

Cụ thể, khu vực Pilbara có những yếu tố tương đồng với Hỏa tinh như nhiệt độ cao, độ ẩm thấp và thông thoáng.


Các nhà khoa học từ NASA và châu Âu trau dồi kỹ thuật nghiên cứu trước khi triển khai sứ mệnh tại hành tinh đỏ vào mùa hè năm 2020. (Ảnh: NASA).

Cả 2 sứ mệnh Mars 2020 cùng ExoMars đều có chung mục đích tìm kiếm bằng chứng về sự sống cổ đại trên Hỏa tinh. Do đó, chuyến thực nghiệm ở Australia có trọng tâm là tìm kiếm và xác định các hóa thạch có kích thước nhỏ từng tồn tại ở khu vực này.

Khu vực hẻo lánh ở Pilbara được xác nhận có các dạng sự sống hóa thạch lâu đời nhất trên Trái Đất. Nếu có thể hiểu rõ hơn về nguồn gốc của những hóa thạch này, chúng ta sẽ có sự chuẩn bị kỹ lưỡng khi tìm kiếm dấu hiệu của sự sống trên Hỏa tinh”, Ken Farley - nhà khoa học thuộc dự án Mars 2020 - giải thích.

Chuyến đi của NASA nhằm thực hành các kỹ thuật nghiên cứu và xác định mẫu vật, vốn là “chìa khóa” quan trọng của sứ mệnh Mars 2020.

Trong khi đó, ExoMars sử dụng xe tự hành cùng với một phòng thí nghiệm hóa học thu nhỏ trên tàu để phân tích các hợp chất hữu cơ như axit amin. Các hợp chất này có thể là bằng chứng cho sự sống kiếp trước trên sao Hỏa.


Một hẻm núi tại Vườn Quốc gia Karijini, trung tâm của vùng Pilbara. (Ảnh: iStock).

Đây không phải lần đầu tiên các nhà khoa học của NASA thực nghiệm tại các môi trường khắc nghiệt trên Trái Đất để thử nghiệm công nghệ họ dự định sử dụng trên Hỏa tinh.

Trước đó, NASA đã tiến hành thử nghiệm các nhiệm vụ sử dụng xe tự hành tại vùng sa mạc Atacama của Chile, nơi cũng có điều kiện khí hậu nóng và khô tương tự Hỏa tinh.

Sứ mệnh Mars 2020 dự kiến khởi động vào tháng 7/2020 và đến Hỏa tinh vào tháng 2/2021. Trong khi đó, ExoMars dự kiến khởi động sau dự án của NASA vài ngày và sẽ đến Hỏa tinh vào tháng 3/2021.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Đăng ngày: 17/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Tổng quan về sao Thiên Vương

Tổng quan về sao Thiên Vương

Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Đăng ngày: 07/02/2025
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News