Các nhà nghiên cứu bất ngờ khi tìm thấy cá mập chết khô cách bờ biển 50km

Cá mập bò con mắc kẹt trong một hồ nước đọng và chết khi hồ nước khô cạn do nhiệt độ tăng.

Tiến sĩ Leonardo Guida, nhà khoa học nghiên cứu cá mập tại Hiệp hội Bảo tồn Biển Australia (AMCS), phát hiện "cá mập bò con bị nướng khô" cách bờ biển gần nhất khoảng 50 km, Newsweek hôm 30/11 đưa tin. Guida cho biết, ông chưa từng thấy thứ gì như vậy và nhận xét đây là một ví dụ về sự khắc nghiệt tột cùng của tự nhiên.

Các nhà nghiên cứu bất ngờ khi tìm thấy cá mập chết khô cách bờ biển 50km
Cá mập bò chết vì mắc kẹt trong một hồ nước khô cạn. (Ảnh: Leonardo Guida/AMCS)

Con vật được tìm thấy trong bãi bùn của một billabong đang khô cạn gần sông Daly, Lãnh thổ Bắc Australia, hồi tháng 9. Billabong là hồ nước biệt lập xuất hiện sau một trận lũ hoặc khi sông thay đổi dòng chảy. Tại Australia, billabong hình thành theo mùa. Ban đầu, chúng chứa đầy nước nhưng sau đó sẽ khô cạn khi nhiệt độ tăng. Theo Guida, chúng có thể cạn đi rất nhanh nếu có mực nước nông.

Guida ước tính cá mập con đã mắc kẹt ở đó nhiều tuần trước khi được tìm thấy. Nhiệt độ trong vùng lúc đó là khoảng 35 độ C.

Vài năm đầu đời, cá mập bò (Carcharhinus leucas) sống trong những dòng sông ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt trên thế giới. Chúng di chuyển ra biển khi lớn lên, nhưng lại trở về sông để sinh sản. Chúng có thể sống trong môi trường nước ngọt một thời gian dài.

"Khi nước lũ từ mùa mưa rút đi, một số cá mập bò, giống như con non này, không kịp quay về dòng sông chính và bị mắc kẹt trong hồ nước đọng, phải chờ những trận lũ do mùa mưa tiếp theo mang đến. Không may là con cá mập này đã chọn sai hồ nước", Guida giải thích.

Dựa vào kích thước, Guida ước tính cá mập bò con nhiều nhất được một tuổi. Cá mập bò mới sinh dài khoảng 0,4 - 0,6 m và có thể dài tới 3,4 m khi hoàn toàn trưởng thành. Việc tìm thấy cá mập bò trong tình trạng này rất khác thường, Guida nhận xét. "Những lần khác mà tôi bắt gặp cá mập chết khô, chúng đều đang phân hủy trên bãi biển hoặc nằm trong chợ", ông nói.

Cá mập bò được xếp vào nhóm sắp nguy cấp trong Sách Đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) với số lượng cá thể đang giảm. Những mối đe dọa lớn nhất với chúng là đánh bắt vì mục đích thương mại và giải trí. Chính phủ Australia cũng cho phép giết cá mập bò theo chương trình bảo vệ người tắm biển.

Ngoài ra, cá mập bò còn bị đe dọa bởi biến đổi khí hậu và tác động của con người đến cảnh quan. "Miền bắc Australia đang có một số đề xuất về việc khai thác nước tại vùng ngập lụt ven sông để phục vụ cho các ngành nông nghiệp và khai thác khoáng sản. Những thay đổi về trạng thái và dòng chảy của nước, kết hợp với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, sẽ tác động đến số lượng và thời gian tồn tại của môi trường sống phù hợp cho cá mập", Guida nói.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Chú

Chú "baby shark" khác lạ, thích gần gũi và được chơi đùa với con người

Hy vọng câu chuyện về tình bạn đẹp dưới đây sẽ khiến mọi người có cái nhìn thân thiện hơn đối với loài cá mập.

Đăng ngày: 01/12/2021
Loài cua xinh xẻo giống hệt chiếc bánh rán Doraemon nhưng không một ai dám ăn

Loài cua xinh xẻo giống hệt chiếc bánh rán Doraemon nhưng không một ai dám ăn

Theo đó, chỉ cần 1 miếng nhỏ từ chú cua này cũng đủ để khiến một người trưởng thành tử vong!

Đăng ngày: 27/11/2021
Cá mập bị cắn mất nửa thân vẫn có thể săn mồi

Cá mập bị cắn mất nửa thân vẫn có thể săn mồi

Con cá mập vây đen bị một nhóm cá mập khác ngoạm mất phần lớn nửa dưới cơ thể trốn thoát và săn mồi trước khi chết do vết thương nặng.

Đăng ngày: 26/11/2021
Sinh vật lạ phun nọc như nhả tơ khiến netizen run sợ nháo nhác hỏi là con gì

Sinh vật lạ phun nọc như nhả tơ khiến netizen run sợ nháo nhác hỏi là con gì

Khi chạm vào phần đầu, loài sinh vật này ngay lập tức " nhả tơ" màu trắng giống như hình rễ cây khiến nhiều người khiếp sợ.

Đăng ngày: 25/11/2021
Cá mập trắng xé xác hải cẩu gần bờ

Cá mập trắng xé xác hải cẩu gần bờ

Một du khách trên tàu chứng kiến và ghi lại khoảnh khắc cá mập trắng xé xác hải cẩu ở vùng biển lặng gần Cape Cod.

Đăng ngày: 25/11/2021
Tôm hùm, bạch tuộc và cua có tri giác, có thể cảm nhận nỗi đau

Tôm hùm, bạch tuộc và cua có tri giác, có thể cảm nhận nỗi đau

Một báo cáo mới của Anh ghi nhận bạch tuộc, cua và tôm hùm cũng có tri giác, có thể cảm nhận được nỗi đau. Đây là những loài vật mới nhất được thêm vào danh sách sinh vật có tri giác của Anh.

Đăng ngày: 24/11/2021
Thứ quý hơn cả kim cương ở Biển Đông đang cạn kiệt, Trung Quốc chiếm tới 85%

Thứ quý hơn cả kim cương ở Biển Đông đang cạn kiệt, Trung Quốc chiếm tới 85%

Trung Quốc hiện là nước có hạm đội tàu cá lớn nhất thế giới, trong đó ngành đánh bắt cá của nước này ước tính thu khoảng 60,07 tỷ USD vào 2020.

Đăng ngày: 23/11/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News