Các nhà nghiên cứu Hà Lan phát hiện 44 thiên hà lùn siêu nhỏ mới

Nhóm nghiên cứu Hà Lan tìm thấy các thiên hà mới đường kính 200 năm ánh sáng, trong vùng chòm sao Thiên Lô và đang tìm hiểu về nguồn gốc của chúng.

Milky Way là ngôi nhà của ít nhất 100 tỷ ngôi sao và là dải thiên hà duy nhất. Tuy nhiên, các nhà thiên văn học Đại học Groningen, Hà Lan phát hiện ra 44 thiên hà mới.


Những thiên hà lùn siêu nhỏ, sáng nhất trong chòm sao Thiên Lô. (Ảnh: Phys.org).

Nhóm nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ nguồn khác nhau để tìm kiếm các thiên hà chưa được phát hiện ẩn trong vùng không gian của chòm sao Thiên Lô (Fornax). Chòm sao này cách Trái đất khoảng 65 triệu năm ánh sáng, là nguồn khám phá thiên hà khổng lồ trong quá khứ. Dữ liệu từ nhiều cuộc khảo sát và quan sát tiết lộ sự có mặt của 44 thiên hà mới trong không gian, nhưng chúng không giống như dải Milky Way.

Mỗi biến thể thiên hà đều có kích cỡ khác nhau, những thiên hà mới được phát hiện này thuộc loại thiên hà lùn siêu nhỏ (UCD). Chúng chỉ rộng khoảng 200 năm ánh sáng trong khi Milky Way đường kính khoảng 100.000 năm ánh sáng.

Những thiên hà mới này được ghi nhận nằm gần rìa những chòm sao Thiên Lô, cách hơn 1.170 năm ánh sáng. Vì kích thước nhỏ nên những thiên hà này chứa ít ngôi sao hơn, ước tính sơ bộ có khoảng 100 triệu bên trong và đang được nhóm nghiên cứu phân loại.

"Với những hình ảnh quang học sâu trên chòm sao Thiên Lô, kết hợp với dữ liệu cận hồng ngoại, lần đầu tiên nhóm tìm kiếm thiên hà lùn siêu nhỏ một cách hệ thống", Teymoor Saifollahi, chủ nhiệm nghiên cứu nói.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu phát hiện mật độ UCD phân bố quá mức bên ngoài chòm Thiên Lô ở phía Bắc và phía Tây, có thể ảnh hưởng tới quá trình phân tích. Những phép đo về quang phổ và vận tốc xuyên tâm sẽ được thực hiện để làm sáng tỏ về nguồn gốc của 44 thiên hà này.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất