Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Mới đây, các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Massachusetts đã tìm ra phương pháp mới cho phép sạc các thiết bị thông qua các bức xạ trong không khí, thay vì phải sử dụng tới những chiếc đế sạc không dây như chúng ta vẫn thường thấy.
Khi nhắc đến sạc không dây, chúng ta vẫn thường hay nghĩ đến những chiếc đế sạc như thế
này
Cụ thể, công nghệ mới này sẽ sử dụng các bức xạ Terahertz trong không khí để sạc pin cho thiết bị. Trong phổ điện từ, bức xạ Terahertz nằm ở khoảng giữa hồng ngoại và vi sóng, và đây cũng là bức xạ được rất nhiều thiết bị điện tử phát ra trong quá trình sử dụng. Thông thường, các modem Wi-Fi cũng sẽ sử dụng phổ sóng này để truyền tín hiệu đến với cá thiết bị kết nối.
Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng đã tạo ra một nguyên mẫu để giới thiệu nguyên lý hoạt động của công nghệ mới này. Nguyên mẫu này có cấu tạo bao gồm một tấm Graphen nhỏ, được phủ thêm một lớp Bo nitride bên dưới, cùng với hai ăng ten Ariel đảm nhận nhiệm vụ tiếp thu các bức xạ terahertz. Các bức xạ này sẽ buộc các electron trong tấm Graphen di chuyển thành dòng để tạo ra tín hiệu điện.
Rất có thể những chiếc modem Wi-Fi của chúng ta trong tương lai sẽ đóng luôn vai trò của một thiết bị sạc
Một yêu cầu quan trọng cho thiết bị này là tấm Graphen phải đủ tinh khiết, bởi khi tạp chất trong đó đủ nhiều, các hạt electron sẽ bị phân tán thay vì có thể di chuyển thành dòng để tạo ra điện năng.
Hiện công nghệ này vẫn chỉ đang ở giai đoạn thử nghiệm ban đầu, do đó điện năng mà thiết bị nguyên mẫu có thể tạo ra vẫn chưa đủ mạnh để có thể sạc được các thiết bị điện tử. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu tin rằng trong tương lai, công nghệ này hoàn toàn có tiềm năng phát triển để có thể trở thành công nghệ sạc trong những chiếc Laptop và điện thoại thông minh của chúng ta.
Và biết đâu trong tương lai gần, việc kết nối thiết bị với mạng Wi-Fi sẽ không chỉ giúp chúng ta có thể truy cập mạng Internet, mà còn giúp chúng ta sạc đầy pin cho những thiết bị của mình.

Lốp vĩnh cửu của NASA: đi được trên mọi địa hình, chịu được độ lạnh -200 độ C
Không chỉ dành riêng cho sứ mệnh sao Hỏa, loại lốp này nhiều khả năng sẽ còn được sử dụng trên chính Trái đất.

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?
Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano
Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).

Nano trong một thế giới cực nhỏ
Khoa học và công nghệ nano (nanoscience and nanotechnology) là một bộ môn khảo sát, tìm hiểu đặc tính những vật chất cực nhỏ, để thao tác (manipulate), chồng chập những vật chất này, xây dựng vật thể to hơn.

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.
