Các nhà thiên văn phát hiện 70 ngôi sao biến quang
Các nhà thiên văn học Ấn Độ tìm thấy hàng chục ngôi sao biến quang mới trong cuộc khảo sát cụm sao NGC 559 cách xa 7.900 năm ánh sáng.
NGC 559 là một cụm sao mở ước tính khoảng 224 triệu năm tuổi. Hệ thống này mang lại cơ hội tuyệt vời để nghiên cứu sự tiến hóa sao vì nó là tập hợp của những ngôi sao có đặc tính tương tự nhau như tuổi, khoảng cách so với Trái đất và thành phần ban đầu.
Đồ họa mô phỏng một ngôi sao biến quang. (Video: ESA).
Trong một khám phá mới được công bố trên tờ arXiv vào tuần trước, các nhà thiên văn học Ấn Độ đã báo cáo phát hiện 70 ngôi sao biến quang mới bên trong NGC 559. Sao biến quang là các sao có độ sáng thay đổi đều đặn hoặc không đều đặn, với chu kỳ từ vài giờ đến vài năm. Chúng có thể đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiểu biết của chúng ta về loại sao tiền dãy chính (PMS) - các ngôi sao trong giai đoạn đầu của quá trình tiến hóa.
"Đây là công trình khảo sát sao biến quang dài hạn đầu tiên về cụm sao có tuổi trung bình NGC 559. Chúng tôi đã sử dụng nhiều loại kính thiên văn đường kính từ 1 đến 2m tại nhiều địa điểm ở Ấn Độ để thu thập dữ liệu trắc quang của cụm sao trong 40 đêm không liên tục, kéo dài trong khoảng thời gian hơn ba năm", nhóm nghiên cứu cho biết trong báo cáo.
Trong 70 ngôi sao mới được khám phá, có 67 ngôi sao biến quang tuần hoàn (có độ sáng thay đổi đều đặn) với chu kỳ dao động từ ba giờ đến 41 ngày. Hầu hết có độ biến thiên tương đối nhỏ. Ba ngôi sao còn lại là những thiên thể thay đổi độ sáng không đều.
Bản đồ 70 ngôi sao biến quang mới được phát hiện trong cụm sao NGC 559. (Ảnh: Joshi et al).
Hiện mới có 24 ngôi sao được phân loại về bản chất, bao gồm 11 sao biến quang không phát xung, 5 sao biến quang quay, ba sao loại B có xung nhịp chậm, hai sao biến quang loại FK Comae Berenices, một hệ sao đôi loại Algol và một sao dị thường xanh. Nhóm nghiên cứu cho biết cần thêm các quan sát quang phổ để làm sáng tỏ bản chất của những ngôi sao còn lại.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tổng quan về sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.
