Các sông băng trên Himalayas bị khuyết dần trong 40 năm qua

Trong lúc thế giới đang dấy lên những tranh cãi và thảo luận về ảnh hưởng chính xác của sự nóng ấm toàn cầu đối với Himalayas, các nhà nghiên cứu về sông băng đã phân tích các dự liệu trên dãy núi này và rút ra kết luận “nóc nhà của thế giới” bị mất 13%, tức khoảng 443 tỷ tấn băng trong 40 năm qua.

Một báo cáo nghiên cứu đăng trên báo “Current Science” của Viện Khoa học Ấn Độ ngày 9/1, ước tính trên dãy Himalayas có khoảng 4.000 Gigatone (Gt) băng và số băng bị mất trong bốn thập niên qua lên khoảng 443 tỷ tấn.

Nghiên cứu do đồng tác giả Anil V. Kulkarni và Yogesh Karyakarte tại Trung tâm Divecha về biến đổi khí hậu, thuộc Viện Khoa học Ấn Độ (IIS) thực hiện, kết luận việc mất một khối lượng băng lớn như vậy được coi như khối lượng nước tích trữ ở các con sông băng thuộc dãy Himalayas bị thất thoát.


Himalayas bị mất khoảng 443 tỷ tấn băng trong 40 năm qua. (Ảnh: AP)

Sau khi nghiên cứu thông tin về 11.000km2 trên các sông băng, thu được từ các cuộc điều tra, hình ảnh từ vệ tinh và những thống kê khảo sát địa chất của Ấn Độ, tài liệu và bản đồ khoa học, các nhà khoa học kết luận “hầu hết sông băng trên Himalayas đang bị khuyết". Tuy nhiên, mức độ hao mòn khác nhau giữa các con sông băng từ vài mét đến khoảng 61 mét/năm.

Đã có một số dự đoán về ảnh hưởng về nóng ấm toàn cầu đối với Himalayas. Ủy ban Liên chính phủ về thay đổi khí hậu (IPCC) trong năm 2007 đã đưa ra nhận định “Nếu tỷ lệ băng tan chảy hiện nay tiếp tục, có thể các con sông băng sẽ biến mất vào năm 2035 và cũng có thể sớm hơn, nếu quả Đất tiếp tục ấm lên như hiện nay".

Nghiên cứu lưu ý rằng nếu bề mặt Trái Đất nóng lên trung bình khoảng 1,8-4 độ C thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các sông băng trên Himalayas.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Đăng ngày: 21/04/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 18/04/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 17/04/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 16/04/2025
Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Đăng ngày: 13/04/2025
Vì sao biển thường có màu xanh?

Vì sao biển thường có màu xanh?

Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Đăng ngày: 11/04/2025
Với phần lớn diện tích đất nước thấp hơn mực nước biển, người Hà Lan đã tạo ra hệ thống đê biển vĩ đại nhất hành tinh

Với phần lớn diện tích đất nước thấp hơn mực nước biển, người Hà Lan đã tạo ra hệ thống đê biển vĩ đại nhất hành tinh

Hà Lan là một quốc gia nhỏ ở Tây Bắc Âu, có diện tích, đặc điểm địa lý và lịch sử khai phá khá tương đồng với đồng bằng sông Cửu Long.

Đăng ngày: 09/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News