Cách hay ho tái sử dụng phân của gấu trúc

Theo các nhà khoa học, vi khuẩn trong phân gấu trúc chính là "chìa khóa vàng" trong tương lai.

Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học thuộc ĐH bang Mississippi chỉ ra, nhiều loại vi khuẩn tồn tại trong phân của gấu trúc có khả năng tạo ra nhiên liệu sinh học.

Nghiên cứu này mở ra hướng đi mới cho ngành công nghệ năng lượng khi các phương pháp trước đây là tận dụng sản phẩm sau mỗi mùa thu hoạch (ngô, đậu tương...), trải qua khâu xử lý phức tạp để chuyển thành lignocellulose, cuối cùng mới tạo ra được nhiên liệu sinh học có hiệu suất không cao.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu 40 loại vi khuẩn từ phân của 2 con gấu trúc trong vườn thú Memphis. Họ nhận thấy, một số loại vi khuẩn này tiết ra các enzyme có khả năng nhanh chóng phân cắt lignocellulose thành các phân tử đường đơn. Từ đó chúng sẽ lên men và biến đổi thành rượu ethanol sinh học (một loại nhiên liệu quan trọng) hoặc chuyển hóa thành dầu, chất béo để tạo ra dầu diesel sinh học.

Hiệu suất của phản ứng này khá cao, kết hợp với thời gian phân hủy ngắn chính là điểm mạnh giúp các loại vi khuẩn này có thể chuyển hóa được lượng gỗ, lá thực vật thành nguồn nhiên liệu hữu ích.

Tiến sĩ Ashli ​​Brown - người dẫn đầu nghiên cứu cho biết: "Nguyên nhân chính khiến chúng tôi chú ý, tập trung tìm hiểu về các loại vi khuẩn nằm trong ruột và phân gấu trúc xuất phát từ thói quen ăn uống của gấu trúc. Món ăn gần như duy nhất của gấu trúc chính là cành non và lá trúc".

Theo tiến sĩ Brown, đây là nguồn thức ăn vô cùng nghèo nàn về chất dinh dưỡng, vậy mà gấu trúc vẫn có thể phát triển đầy đủ, khỏe mạnh. Điều đó chứng tỏ, các vi khuẩn tồn tại trong ruột gấu trúc có khả năng phân hủy thức ăn nhanh chóng cùng hiệu quả cao, tận dụng được tối đa từng phần dinh dưỡng nhỏ nhất trong mỗi lượng cành, lá trúc mà nó tiêu hóa.

Vì vậy, các nhà khoa học tin rằng, đây chính là chiếc chìa khóa cho việc nâng cao hiệu suất chuyển hóa trong phản ứng tạo nhiên liệu sinh học mà phương cách hiện tại đang gặp nhiều hạn chế.

Phát hiện này được kì vọng sẽ mở ra những hi vọng mới cho việc phát triển những nguồn năng lượng thay thế, phục vụ cuộc sống con người trong tương lai không xa.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hòn đảo

Hòn đảo "kỳ diệu" giúp bạn tăng chiều cao

Đảo Martinique nằm trong quần đảo núi lửa Lesser Antilles, ở phía Đông vùng biển Caribbean. Với diện tích 1.128km2, dân số trên đảo khoảng gần 400.000 người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 29/03/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Đăng ngày: 24/03/2025
18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 23/03/2025
Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.

Đăng ngày: 19/03/2025
Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão hình thành như thế nào? Vì sao lại có bão? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn biết đó.

Đăng ngày: 18/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News