Cách mọc răng giúp cá piranha ăn sạch mọi thứ
Các nhà nghiên cứu phát hiện cá piranha luôn dữ trữ sẵn răng bên dưới hàm răng hiện tại để thay mới khi cùn.
Cá piranha chuyên dùng hàm răng để nhai xương và xé thịt. Giống như dao nhà bếp, răng của chúng cũng cùn đi theo thời gian. Do không có cách nào để mài sắc răng, cá piranha rụng toàn bộ răng ở một bên hàm và mọc lại răng vài lần trong đời.
Ảnh chụp cắt lớp cá piranha bụng đỏ. (Ảnh: CNN).
Phân tích mới về răng cá piranha hé lộ hàng răng mới nằm trong một hốc nhỏ bên dưới hàm răng hiện tại, nhờ đó con cá không bao giờ thiếu răng. Chúng có thể duy trì nhai mọi bộ phận từ vảy, mang, thịt tới toàn bộ con mồi. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Evolution and Development.
Nghiên cứu trước đây cho thấy cá piranha mất một hàng răng mỗi lần và mọc răng mới sắc nhọn. Nhưng các nhà khoa học không tìm thấy bất cứ con cá piranha nào mất răng.
"Những chiếc răng tạo thành một dãy liền nhau và rụng cùng lúc ở một bên hàm. Răng mới đội dần răng cũ lên cho tới khi sẵn sàng nhú ra. Do đó, cá piranha không bao giờ sún răng dù thay răng liên tục", Adam Summers, trưởng nhóm nghiên cứu, giáo sư sinh học và khoa học ngư nghiệp ở trạm thực nghiệm Friday Harbor Laboratories trên đảo San Juan giải thích.
Nhóm nghiên cứu sử dụng công nghệ chụp ảnh mới trên mẫu vật cá ở nhiều bảo tàng, kiểm tra 3D và phân tích 40 loài khác nhau. Nhờ đó, họ có thể quan sát những chiếc răng chờ mọc bên dưới hàm răng hiện tại trong hàm.
Việc xem xét chi tiết cũng giúp các nhà khoa học hiểu rõ tại sao cá piranha thay răng kiểu này. Hàng răng ở mỗi bên hàm đóng vai trò như những khối tự nối với nhau, giúp chúng giảm bớt áp lực khi nhai.

Loài chim cổ đại đã tuyệt chủng hồi sinh từ cõi chết
Hiện tượng tiến hóa lặp lại đã giúp một loài chim cổ đại xuất hiện trở lại ở Ấn Độ Dương và sống sót đến ngày nay.

Những điều thú vị về loài cá sấu
Sở hữu thân mình giống những loài bò sát từng sống ở thời tiền sử, cá sấu mang trong mình sức mạnh tiềm ẩn từ thời cổ đại, giúp chúng trở thành vua trên các đầm lầy, sông nước khắp vùng nhiệt đới.

Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD
Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cho biết: sắp tới, nhiều loài động vật, trong đó có chim Dẽ mỏ thìa được đưa vào danh sách các dự án bảo tồn với tổng trị giá viện trợ 3,3 triệu USD (2,4 triệu Euro).

11 loài chó kỳ lạ nhất hành tinh
Chó luôn được coi là người bạn thân thiết của con người vì vậy có thể bạn cho rằng bạn đã biết hết về loài chó. Tuy nhiên, sự thực không hẳn như vậy.

Cá Hoàng đế - thảm họa môi trường mới ở hồ Trị An
Do nhu cầu kinh tế, một số người dân sống trong vùng lòng hồ Trị An (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) đã xây dựng ao thả một số loài cá bản địa và những thảm họa về môi trường bắt đầu xảy ra. Hiện thảm hoạ đáng kể nhất là từ loài cá Hoàng đế (ngư dân lò

Thế giới động vật - Những điều thú vị bạn chưa biết
Thế giới động vật muôn màu với bao điều lý thú. Không ai có thể tự cho mình là hiểu khá rõ về mọi loài tồn tại trên hành tinh của chúng ta.
