Cách thành phố Berlin ứng phó hạn hán và ngập lụt
Chính quyền Berlin đang áp dụng nhiều biện pháp xây dựng để biến thủ đô nước Đức thành một thành phố xốp quản lý nước mưa hiệu quả.
Trong vòng hai năm, một hố khổng lồ ở trung tâm Berlin sẽ trở thành hồ chứa nước lớn nhất tại thủ đô nước Đức, thu giữ nguồn tài nguyên ngày càng quý giá là nước, theo AFP.
Hồ chứa nước đang xây ở trung tâm thành phố Berlin. (Ảnh: AFP).
Từng là đầm lầy cách đây nhiều thế kỷ, Berlin chuyển biến từ một thành phố tìm cách ngăn nước ngầm dồi dào khỏi chảy tràn tới nỗ lực duy trì những cánh rừng xanh tươi. "Trước đây, mục tiêu là thoát nước mưa để có thể đi qua thành phố mà không phải dùng ủng cao su", Stephan Natz, phát ngôn viên của cơ quan quản lý nước Berlin, cho biết. Nhưng năm 2018, thành phố áp dụng một thay đổi mô hình và hiện nay tìm cách lưu trữ nước mưa để vừa đối phó hạn hán vừa ngăn chặn lũ quét.
Về cơ bản, chính quyền thành phố ứng dụng ý tưởng thành phố xốp, nổi lên vào thập niên 1970 và phổ biến ở các trung tâm đô thị phát triển tại Mỹ, Trung Quốc và châu Âu, trong tình hình biến đổi khí hậu khiến hệ thống thời tiết ngày càng thất thường và gay gắt. "Phân phối nước mưa ngày nay trở nên hỗn loạn hơn. Hạn hán xuất hiện sau những trận mưa lớn và hiện tượng ấm lên làm tăng lượng nước bốc hơi", Natz cho biết. "Hệ thống cống rãnh 150 năm tuổi của Berlin không được thiết kế để xử lý các trận lụt lớn hiện nay. Trong trường hợp mưa nặng hạt, nước mưa hòa lẫn với nước cống và làm ngập sông Spree, khiến cá chết và gây ô nhiễm thấy rõ".
Cùng lúc, Berlin phải đối mặt với thiếu nước nghiêm trọng trong vài năm gần đây do tình trạng hạn hán trong thành phố khiến mặt đất quá khô để hấp thụ mưa lớn bất ngờ. Kết quả là lượng nước ngầm của thành phố vẫn không thể quay trở lại mức bình thường sau 5 năm hạn hán, theo Viện Sinh thái học nước ngọt và Ngư nghiệp nội địa Leibniz. "Giờ đây, mọi người nhận thức rõ giá trị của nước ở Berlin. Đây là một trong những nơi khô nhất tại Đức", Darla Nickel, giám đốc cơ quan quản lý nước mưa trong thành phố, nói.
Là biểu tượng cho quá trình biến đổi đang diễn ra, hồ chứa nước khổng lồ đang xây dựng nằm ngay giữa thủ đô, cách cổng Brandenburg chưa đến 2km. Hồ có đường kính 40m, sâu 20m, sẽ thu thập gần 17.000m2 nước, gấp 5 lần sức chứa của một bể bơi Olympic. Hồ sẽ lưu trữ nước mưa trước khi đưa tới nhà máy xử lý.
Ngoài hồ chứa nước rộng lớn, Berlin đang yêu cầu các dự án nhà ở mới có phương án thu thập nước mưa. Khu nhà Quartier 52 xây cách đây 5 năm ở tây nam thành phố cung cấp một mô hình. Ba ao lớn đào quanh khu nhà cung cấp cho cư dân lối đi bộ vào ngày nắng ráo, đồng thời trữ nước khi trời mưa. Nước mưa được thu thập trên mái nhà, sau đó đổ vào các ao. Nước bay hơi và tạo ra không khí dễ chịu hơn, theo Nickel. Vỉa hè cũng được xây dốc nhẹ, cho phép nước chảy xuống lòng đất. Thách thức nằm ở việc nhân rộng những biện pháp như vậy trên khắp thành phố.
Tổng cộng, khoảng 30 dự án tương tự đang được tiến hành theo kế hoạch thành phố xốp, bao gồm khu vực Gendarmenmarkt ở trung tâm Berlin. Thành phố cũng yêu cầu người dân lắp đặt thiết bị thu thập nước hay trồng xây xanh trên mái nhà, xem xét miễn phí quản lý hoặc lọc nước mưa. Các nhà chức trách hy vọng Berlin sẽ trở thành thành phố xốp thực sự trong vòng vài thế hệ.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Chim én, chuồn buồn bay thấp báo hiệu mưa
Đôi khi chúng ta nhìn thấy chim én bay rất thấp, thậm chí thấp đến nỗi gần như sát mặt đất; cũng có khi chúng ta nhìn thấy rất nhiều chuồn chuồn tụ lại thành một đàn chỉ bay cách mặt đất một vài mét. N

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Hồ "đắt" nhất Trung Quốc: Không có nước nhưng được định giá 2 tỷ USD
Hồ nước này có chứa bảo vật gì mà lại được đánh giá cao như vậy?
