Cách tự kiểm tra nguy cơ tử vong khi mắc Covid-19 với hai chỉ số

Nghiên cứu từ nhóm chuyên gia tại Đại học Y khoa Washington, Mỹ, phát hiện nồng độ oxy trong máu và nhịp thở có thể cảnh báo nguy cơ tử vong ở một người khi họ mắc Covid-19.

Nghiên cứu được thực hiện trên 1.095 bệnh nhân mắc Covid-19 điều trị tại Bệnh viện Đại học Y khoa Washington (ở Seattle) và Trung tâm Y tế Đại học Rush (Chicago, Mỹ). Khoảng thời gian nghiên cứu là từ ngày 1/3 đến 8/6/2020.

Lý giải cho nhiều ca diễn biến nặng trong thời gian ngắn

Nhóm tác giả của Đại học Y khoa Washington phát hiện những người này đều có hai chỉ số quan trọng là nồng độ oxy trong máu thấp và thở nhanh, gấp. Đặc biệt, hai dấu hiệu này đều có thể tự đo đạc tại nhà, được đánh giá là giúp dự báo nguy cơ tử vong. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Influenza and Other Respiratory Virus.

“Phát hiện về hai chỉ số này áp dụng cho đa số bệnh nhân Covid-19, nhất là những người đang ở nhà, lo lắng và tự hỏi tình trạng bệnh của họ ra sao, khi nào cần đến bệnh viện”, tiến sĩ Neal Chatterjee, thành viên nhóm dự án cho biết.

Theo kết quả nghiên cứu, những trường hợp tử vong đều gặp phải tình trạng là thường xuyên bị giảm oxy trong máu, nồng độ bão hòa oxy trong máu thấp (từ 91% trở xuống). Ngoài ra, họ bị thở nhanh, nhịp nông, 23 nhịp thở mỗi phút. Rất ít trong số các ca tử vong cảm thấy khó thở hoặc có triệu chứng ho.

Cách tự kiểm tra nguy cơ tử vong khi mắc Covid-19 với hai chỉ số
Nhiều bệnh nhân Covid-19 không có triệu chứng nhưng diễn biến nặng nhanh chóng, cơ hội cứu chữa ít. (Ảnh: Getty Images).

Nhóm tác giả cũng phát hiện bệnh nhân bị giảm oxy trong máu có nguy cơ tử vong cao hơn 1,8 đến 4 lần so với người khác, tùy thuộc nồng độ oxy. Tương tự, những bệnh nhân Covid-19 nhập viện có nhịp thở nhanh nguy cơ tử vong cao hơn 1,9 đến 3,2 lần.

Ngược lại, các dấu hiệu lâm sàng khác khi nhập viện, gồm nhiệt độ cơ thể, nhịp tim, huyết áp, không liên quan tỷ lệ tử vong.

Hiện tại, khuyến cáo từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết những người có triệu chứng như khó thở, đau tức ngực dai dẳng nên tìm kiếm sự trợ giúp y tế. Tuy nhiên, trên thực tế, ngay cả khi bệnh nhân chưa có triệu chứng này, không có nghĩa họ vẫn khỏe mạnh.

Tiến sĩ Sotoodehnia, Đại học Y khoa Washington, cho biết nhiều trường hợp nồng độ bão hòa oxy khá thấp, người mắc Covid-19 cũng không có triệu chứng. Nếu chỉ căn cứ vào khuyến cáo hiện tại của CDC, họ có thể rơi vào tình trạng nguy hiểm không hay biết.

Đó cũng chính là lý do một số ca mắc Covid-19 trẻ, không có bệnh nền nhưng diễn biến nhanh, rơi vào nguy kịch chỉ sau thời gian ngắn nhiễm virus. Tiến sĩ Chatterjee cảnh báo nếu không phát hiện sớm những thay đổi xấu ở nồng độ oxy trong máu và nhịp thở, người bệnh có thể mất đi thời gian vàng để sống sót, nguy cơ tử vong cao hơn.

Vì vậy, nhóm chuyên gia đề nghị khi CDC và Tổ chức Y tế Thế giới xem xét, bổ sung hướng dẫn với những trường hợp nhiễm nCoV không có triệu chứng rõ ràng cũng như hướng ứng xử, chăm sóc phù hợp.

Tiến sĩ Sotoodehnia khuyến cáo những người có kết quả xét nghiệm dương tính với nCoV, đặc biệt những ai bị béo phì, lớn tuổi, mắc bệnh nền và nguy cơ cao nên mua hoặc mượn máy đo nồng độ oxy trong máu, tự đo nhịp thở tại nhà thường xuyên.

Cách tự kiểm tra nguy cơ tử vong khi mắc Covid-19 với hai chỉ số
Nồng độ oxy trong máu và nhịp thở là hai chỉ số quan trọng khi đánh giá nguy cơ tử vong ở bệnh nhân Covid-19. (Ảnh: Freepik).

Tự kiểm tra tình trạng sức khỏe như thế nào?

Theo tài liệu của Sở Y tế Minnesota, Mỹ, nhiều người coi nồng độ oxy trong máu là dấu hiệu quan trọng, cho thấy cơ thể đang hoạt động tốt hay không, tương tự huyết áp, nhiệt độ.

Độ bão hòa oxy trong máu còn được gọi là chỉ số SpO2, biểu thị cho tỷ lệ Hemoglobin có oxy trên tổng lượng Hemoglobin trong máu. Máy đo nồng độ oxy trong máu là thiết bị nhỏ kẹp vào ngón tay hoặc các bộ phận khác trên cơ thể.

Ở người bình thường, nồng độ oxy trong máu rơi vào khoảng 95% hoặc cao hơn. Một số người bị bệnh phổi mạn tính hoặc chứng ngưng thở khi ngủ có nồng đồ oxy trong máu thường là khoảng 90%. Chỉ số SpO2 ở trẻ sơ sinh cũng giống như người lớn (trên 95%). Dưới chỉ số này, bệnh nhân cần được can thiệp y tế để có những biện pháp xử trí kịp thời.

Cách tự kiểm tra nguy cơ tử vong khi mắc Covid-19 với hai chỉ số
Bạn có thể tự kiểm tra nhịp thở tại nhà để đánh giá tình hình sức khỏe hiện tại. (Ảnh: Getty Images).

Theo Đại học Johns Hopkins, tốc độ hô hấp là số nhịp thở của một người trong một phút. Tốc độ này thường được đo khi người đó nghỉ ngơi và đếm số nhịp thở của họ trong một phút qua số lần lồng ngực của họ căng lên.

Nhịp thở của mỗi người có thể tăng lên khi sốt, mắc bệnh hoặc gặp các tình trạng y tế khác. Trung bình, một người trưởng thành thở 12-16 nhịp mỗi phút. Tốc độ hô hấp của trẻ em phụ thuộc độ tuổi như sau:

Cách tự kiểm tra nguy cơ tử vong khi mắc Covid-19 với hai chỉ số

Khi kiểm tra nhịp thở, bạn nên loại bỏ một số yếu tố có thể gây ảnh hưởng như trạng thái cảm xúc, vừa tập thể dục, nhiệt độ cơ thể, tình trạng sức khỏe, bệnh lý. Bạn có thể tự đo nhịp thở của mình tại nhà như hướng dẫn dưới đây:

  • Đặt đồng hồ hẹn giờ một phút
  • Bạn nên ngồi hoặc nằm nghỉ ngơi, tránh các hoạt động gắng sức trước đó
  • Bắt đầu bấm giờ và thở đều, đếm số lần hít vào thở ra hoặc quan sát số lần ngực nâng lên.

Tại Việt Nam, theo Phó giáo sư, tiến sĩ Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, người mắc Covid-19 ít triệu chứng nhưng diễn biến nhanh, nặng, gây khó khăn trong điều trị.

Khi đề cập bộ phần mềm phát hiện sớm người có nguy cơ cao, dễ diễn biến nặng, ông Khuê cũng cho hay trong số 5-10 tiêu chí gồm có nồng độ oxy trong máu, nhịp thở. Theo người đứng đầu Cục Quản lý khám, chữa bệnh, đây là những chỉ số lâm sàng mà thầy thuốc điều trị bệnh nhân Covid-19 phải cảnh giác khi nó thay đổi.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Ấn Độ phát hiện 12.200 biến thể virus corona, biến thể Delta lây nhanh

Ấn Độ phát hiện 12.200 biến thể virus corona, biến thể Delta lây nhanh "chóng mặt"

Nghiên cứu của Hiệp hội gene SARS-CoV-2 Ấn Độ (Insacog) cho thấy biến thể Delta của virus corona chủng mới đã lấn át hơn 12.200 biến thể khác và khiến Ấn Độ vỡ trận trong đợt dịch thứ hai.

Đăng ngày: 07/06/2021
Thử nghiệm miếng dán vaccine ngừa Covid-19 cho kết quả ấn tượng

Thử nghiệm miếng dán vaccine ngừa Covid-19 cho kết quả ấn tượng

Tiến sỹ Muller khẳng định miếng dán ngừa Covid-19 khi đặt lên da sẽ giúp tạo ra phản ứng miễn dịch ngay lập tức và mạnh hơn nhiều so với phương pháp tiêm thông thường.

Đăng ngày: 05/06/2021
Cần chuẩn bị những gì khi đi cách ly tập trung?

Cần chuẩn bị những gì khi đi cách ly tập trung?

Nếu bỗng dưng phải đi cách ly tập trung do có tiếp xúc với F0, chúng ta cần chuẩn bị những gì?

Đăng ngày: 04/06/2021
Thử nghiệm vòng đeo tay giám sát người cách ly từ tuần sau

Thử nghiệm vòng đeo tay giám sát người cách ly từ tuần sau

Áp dụng các công nghệ định vị và xác thực, vòng đeo tay có thể đưa ra cảnh báo khi người đeo đi ra khỏi khu vực cách ly.

Đăng ngày: 04/06/2021
Tại sao những người mắc Covid-19 tại Ấn Độ lại có nguy cơ cao nhiễm nấm aspergillosis?

Tại sao những người mắc Covid-19 tại Ấn Độ lại có nguy cơ cao nhiễm nấm aspergillosis?

Giống như nấm đen, bệnh nấm aspergillosis cũng được tìm thấy ở những người mới khỏi bệnh Covid-19.

Đăng ngày: 03/06/2021
WHO thông báo về phiên bản nguy hiểm nhất của biến thể từ Ấn Độ

WHO thông báo về phiên bản nguy hiểm nhất của biến thể từ Ấn Độ

Theo báo cáo hàng tuần của WHO, các biến thể nguy hiểm từ B.1.617 ở Ấn Độ, từng đột biến thành ba dòng virus khác, nay chỉ một trong số đó được xem là " đáng lo ngại".

Đăng ngày: 03/06/2021
WHO đặt tên cho các biến thể virus SARS-CoV-2 theo bảng chữ cái

WHO đặt tên cho các biến thể virus SARS-CoV-2 theo bảng chữ cái

Ngày 31-5, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông báo đặt tên mới cho các biến thể virus SARS-CoV-2 đáng lo ngại theo các chữ cái trong bảng chữ cái Hy Lạp thay vì theo địa điểm mà biến thể được phát hiện lần đầu tiên.

Đăng ngày: 01/06/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News