Cách ứng phó nếu động đất mạnh ở Quảng Nam

Chiều 6/12, giáo sư tiến sĩ Cao Đình Triều (Viện Vật lý địa cầu) khẳng định tiếng nổ trong lòng đất Quảng Nam do động đất nhưng chưa gây nguy hiểm. Song ông khuyến cáo người dân không nên hoảng sợ nếu động đất mạnh.

>>> Kết luận về tiếng nổ lớn trong lòng đất ở Quảng Nam

Mặc dù các chuyên gia đã đưa ra kết luận ban đầu lòng đất ở huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) phát nổ là do động đất kích thích chưa gây nguy hiểm đến tính mạng, thế nhưng hàng chục nghìn người dân nơi đây vẫn lo sợ.

Theo giáo sư, tiến sĩ Cao Đình Triều, dân không nên lo lắng, song có những kiến thức cần biết để có thể phòng tránh nếu động đất mạnh xảy ra trong thời gian tới.

Ông Triều khuyên: Để đảm bảo an toàn tính mạng, trong quá trình xảy ra động đất, người ở nhà hoặc ngoài trời thì giữ nguyên vị trí, không hoảng sợ, chạy đi chạy lại dễ gây thương tích. Nếu đang ở trong nhà thì tránh xa bức tường, đứng giữa nhà hoặc chui xuống gầm bàn, giường vững chắc. Tránh xa cửa sổ và cửa ra vào. Trường hợp người đang ở ngoài trời thì nên chọn nơi càng rộng càng tốt. Không đứng dưới đường dây điện, cây cao, gần nhà cao tầng, tường cao... dễ đổ.


Các chuyên gia Viện Khoa học-Công nghệ Việt Nam thu thập thông tin
động đất từ người dân ở huyện Bắc Trà My (Quảng Nam). (Ảnh: Trí Tín)

Không nên thắp nến, bật lửa hoặc diêm khi xảy ra động đất, cần chiếu sáng thì chỉ được dùng đèn pin. Nếu đang đi bộ trên đường hoặc bằng phương tiện giao thông như: xe đạp, xe máy, ôtô... thì không được dừng dưới cầu vượt, cầu, cống cho đến khi rung động kết thúc. Khi động đất xảy ra, tại trường học hoặc công sở, cán bộ, học sinh cần chui xuống bàn và tránh xa cửa sổ, cửa ra vào. Nếu đang ở ngoài sân phải lùi xa khỏi các ngôi nhà.

Trường hợp động đất mạnh, người còn kẹt trong các nhà cao tầng thì trước mắt phải nhanh chóng tìm kiếm chỗ trú tạm thời như các gầm bàn, khung chịu lực cửa ra vào, chân gầm cầu thang... Sau đó theo hướng dẫn của ban quản lý khu nhà nhanh chóng rời khỏi khu nhà đang bị phá hủy.


Động đất gây sụt lún tạo rãnh sâu hơn 2 mét bất thường ở huyện Bắc Trà My. (Ảnh: Trí Tín)

Sau dư chấn, cần kiểm tra lại mình và những người gần đấy xem liệu có ai bị thương không và tiến hành sơ cứu khẩn cấp nếu cần thiết. Xem lại hệ thống dẫn điện, nước và khí đốt liệu có hỏng hóc gì không. Nếu có hiện tượng rò rỉ gas thì phải đóng ngay van an toàn, mở cửa sổ (không bật diêm hoặc máy lửa), chạy ra khỏi nhà ngay và thông báo cho người có trách nhiệm được biết. Lắng nghe thông tin hướng dẫn, quy định và điều kiện cứu trợ khẩn cấp. Không được dùng điện thoại cần ưu tiên cho những lời nhắn cần kíp.

Không được dội nước phòng vệ sinh cho đến khi đường thoát nước đã được kiểm tra chắc chắn là an toàn tuyệt đối. Tránh xa những ngôi nhà bị đổ, nên đi ủng và găng tay tránh khỏi bị thương vì kính vỡ và các mảnh nhọn khác. Cẩn thận khi tiếp cận với ống khói, nơi xả nước lò sưởi, bóng đèn hoặc các bộ phận dùng điện lưới.

Trường học hoặc công sở cần thực hiện nghiêm ngặt kế hoạch trợ cứu khẩn cấp sau động đất hoặc tuân theo sự hướng dẫn của người có trách nhiệm. Tránh xa bờ biển hoặc khu vực ở ngay kề mặt nước để tránh sóng thần có thể ập đến ngay cả sau khi rung động địa chấn đã kết thúc. Đề phòng các dư chấn động đất có thể xảy ra và gây phá hủy bổ sung.


Động đất làm nứt toác nền nhà dân ở Trà Giác, huyện Bắc Trà My. (Ảnh: Trí Tín)

Đối với các trận động đất trung bình (rung lắc nhà ở mức độ nhẹ, cảm thấy), chính quyền địa phương cần thu nhận thông tin từ các cơ quan chức năng và thông báo cho người dân biết nhằm ổn định tình hình khu vực, tránh kẻ xấu lợi dụng phao tin đồn nhảm gây hoang mang.

Theo ông Triều, tại các vùng thường xuyên có động đất, chính quyền cần thường xuyên vận động tuyên truyền để cán bộ, nhân dân trong khu vực hiểu biết về hiện tượng này và có nhận biết đúng đắn, xử lý đúng một khi động đất xảy ra. Chính quyền cần có các phương án dự phòng cho công tác tìm kiếm cứu nạn như dự định các điểm tập trung dân thuận tiện về mọi mặt cho công tác tìm kiếm cứu hộ (sân vận động, bãi đất trống rộng gần đường giao thông...) trong tình trạng khẩn cấp. Huy động nhân lực, vật lực, các phương tiện giao thông phục vụ công tác tìm kiếm cứu hộ khi cần thiết.

Loading...
TIN CŨ HƠN
7 điều ít biết về cầu vồng

7 điều ít biết về cầu vồng

Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Đăng ngày: 29/04/2025
Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Đăng ngày: 27/04/2025
Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới

Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới

Không có những đợt phun trào đỏ ngầu dung nham, ngọn núi lửa Ol Doinyo Lengai ở châu Phi lại tuôn trào dòng nham thạch đen ấn tượng.

Đăng ngày: 27/04/2025
Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Đăng ngày: 26/04/2025
Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Đăng ngày: 21/04/2025
Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên. 

Đăng ngày: 18/04/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 18/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News