Cái chết bi thảm của vua được phong thánh ở Thụy Điển

Trong trận chiến cuối cùng, vua Erik của Thụy Điển bị kẻ thù bao vây và ngã xuống với hàng chục vết chém trên cơ thể, sau đó bị chặt đầu khi đang hấp hối.

Cái chết bi thảm của vua được phong thánh ở Thụy Điển
Theo Eurek Alert, dự án hợp tác nghiên cứu do Đại học Uppsala, Thụy Điển, đứng đầu hé lộ nhiều chi tiết về tình trạng sức khỏe, hình dáng, nơi sinh sống và cái chết của Thánh Erik. (Ảnh: Mikael Wallerstedt.)

Ghi chép đương thời không đề cập tới Erik Jedvardsson, vị vua Thụy Điển được phong thánh. Văn bản duy nhất về cuộc đời ông là truyền thuyết về thánh thần, được bảo quản dưới dạng bản chép tay năm 1290. Theo văn bản này, Erik được chọn kế vị ngai vàng. Ông trị vì công bằng, có nhiều cống hiến cho đất nước, từng chỉ huy cuộc thập tự chinh chống lại Phần Lan, và ủng hộ nhà thờ Thiên Chúa giáo. Ông bị xử tử vào năm trị vì thứ 10 trong một cuộc lật đổ ngai vàng của người Đan Mạch và thi thể ông được đặt trong hòm đựng thánh tích từ năm 1257.

Cái chết bi thảm của vua được phong thánh ở Thụy Điển
(Ảnh: Adel Shalabi.)

Các nhà nghiên cứu từng tiến hành phân tích kỹ lưỡng bộ xương trong hòm đựng thánh tích vào năm 1946. Ngày 23/4/2014, hòm đựng thánh tích được mở một lần nữa trong nghi lễ tại nhà thờ Uppsala. Thông qua phương pháp phân tích mới, nhóm nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực đã kiểm tra hài cốt Thánh Erik để tìm hiểu sâu hơn về vị vua thời Trung cổ.

Theo Sabine Sten, giáo sư khoa khảo cổ xương ở Đại học Uppsala kiêm lãnh đạo dự án, hợp tác nghiên cứu liên ngành trong phân tích hài cốt Thánh Erik sẽ cung cấp thông tin sâu rộng về tình trạng sức khỏe (khoa chỉnh hình và chụp X quang), phả hệ (phân tích ADN), chế độ ăn (phân tích đồng vị) và hoàn cảnh qua đời (pháp y).

Cái chết bi thảm của vua được phong thánh ở Thụy Điển
(Ảnh: Anders Tukler.)

Hộp đựng thánh tích chứa 23 chiếc xương thuộc cùng cơ thể. Chúng đi kèm với một chiếc xương chày không liên quan. Lượng cacbon phóng xạ tìm thấy trong xương chỉ ra thời điểm người chết qua đời là năm 1160. Phân tích xương cho thấy hài cốt thuộc về một người đàn ông 35 - 40 tuổi và cao 171 cm.

Kiểm tra những chiếc xương bằng phương pháp chụp cắt lớp trên máy vi tính tại Bệnh viện Đại học Uppsala không tìm thấy dấu hiệu bệnh rõ ràng. Phép đo mật độ xương tại cùng bệnh viện cũng chứng minh Erik không mắc chứng loãng xương. Ngược lại, mật độ xương của ông cao hơn khoảng 25% so với một thanh niên trung bình ngày nay. Vua Erik có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cơ thể khỏe mạnh và tích cực hoạt động.

Cái chết bi thảm của vua được phong thánh ở Thụy Điển
(Ảnh: Mikael Wallerstedt.)

Phân tích đồng vị hé lộ chế độ ăn của vua Erik bao gồm chủ yếu cá nước ngọt, chứng tỏ nhà vua tuân thủ chặt chẽ quy định ăn chay của nhà thờ. Các đồng vị ổn định cũng chỉ ra ông không trải qua 10 năm cuối đời ở Uppsala mà tại tỉnh phía nam Västergötland. Tuy nhiên, những kết luận còn khá sơ bộ và cần thêm nhiều nghiên cứu khác.

Cái chết bi thảm của vua được phong thánh ở Thụy Điển
Ảnh: (Mikael Wallerstedt.)

Nhóm nghiên cứu cũng lấy mẫu ADN trong lúc mở hòm đựng thánh tích. Họ hy vọng mẫu ADN có thể giải đáp những câu hỏi về phả hệ. Phân tích ADN vẫn chưa hoàn tất và cần kéo dài thêm một năm nữa. Hộp sọ trong hòm lõm với một hoặc hai vết thương do vũ khí gây ra. Nhóm nghiên cứu suy đoán chúng có thể là dấu tích từ cuộc thập tự chinh chống lại Phần Lan của Erik.

Cái chết bi thảm của vua được phong thánh ở Thụy Điển
Nhà thờ Uppsala ở Thụy Điển, nơi vua Erik qua đời trong trận chiến diễn ra bên ngoài. (Ảnh: Alamy.)

Theo truyền thuyết, trong trận chiến cuối cùng, kẻ thù bao vây và chém liên tiếp lên người nhà vua khi ông ngã xuống. Sau đó, chúng chế nhạo và chém đầu ông. Ít nhất 9 vết chém trên những chiếc xương có liên quan đến cái chết của Erik, trong đó 7 vết nằm ở đùi. Các nhà nghiên cứu không tìm thấy vết thương nào ở xương sường hoặc xương cánh tay, có thể do nhà vua mang áo giáo dài. Cả hai mẩu xương chày đều có vết chém từ hướng bàn chân, chứng tỏ nạn nhân chết trong tư thế nằm úp sấp.

Cái chết bi thảm của vua được phong thánh ở Thụy Điển
Bức tranh trên tường nhà thờ Uppsala vẽ hình vua Erik mặc áo choàng xanh. (Ảnh: Anders Damberg.)

Một đốt sống cổ của Erik bị chém qua. Theo nhóm nghiên cứu, điều này không thể diễn ra nếu chưa cởi bỏ áo giáp hoặc trong trận chiến. Nhiều khả năng vết chém được thực hiện trong thời điểm giữa trận chiến và buổi hành quyết.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Sóng nhiệt mùa hè tiết lộ một vòng tròn 5.000 năm tuổi ở Ireland

Sóng nhiệt mùa hè tiết lộ một vòng tròn 5.000 năm tuổi ở Ireland

Một đợt hạn hán ở Ireland có lẽ đã khiến hoa màu khô héo, nhưng nó cũng mang lại một điểm tích cực, ít nhất là với các nhà sử học.

Đăng ngày: 23/07/2018
Xưởng gốm lâu đời nhất thời Cổ Vương quốc Ai Cập

Xưởng gốm lâu đời nhất thời Cổ Vương quốc Ai Cập

Xưởng gốm có niên đại cách đây khoảng 4.500 năm được giới khảo cổ phát hiện trong quá trình tu bổ đền Kom Ombo.

Đăng ngày: 23/07/2018
Giả thuyết phụ nữ cuồng loạn vì thiếu sex trong giấy cói cổ

Giả thuyết phụ nữ cuồng loạn vì thiếu sex trong giấy cói cổ

Các nhà khoa học giải mã bí ẩn cuộn giấy cói cổ có niên đại 2.000 năm trong bộ sưu tập của Đại học Basel, Thụy Sĩ, theo Live Science.

Đăng ngày: 21/07/2018
Giật mình chuyện tấn công tình dục thời Ai Cập cổ đại

Giật mình chuyện tấn công tình dục thời Ai Cập cổ đại

Mảnh giấy cói 3.000 năm tuổi của người Ai Cập cổ đại mới được các chuyên gia tìm thấy là một phần của tài liệu có tên gọi Papyrus Salt 124.

Đăng ngày: 20/07/2018
Phát hiện hóa thạch khủng long bọc giáp đầu gai ở Mỹ

Phát hiện hóa thạch khủng long bọc giáp đầu gai ở Mỹ

Các nhà cổ sinh vật học tỏ ra bối rối khi lần đầu khai quật hóa thạch khủng long bọc giáp đầu đầy gai nhọn ở bang Utah, Mỹ, theo Live Science.

Đăng ngày: 20/07/2018
Ai Cập mở nắp quan tài đá cổ 2.000 năm

Ai Cập mở nắp quan tài đá cổ 2.000 năm

Chiếc quan tài đồ sộ màu đen bí ẩn không chứa xác Alexander Đại đế hay lời nguyền chết chóc như suy đoán trước đó.

Đăng ngày: 20/07/2018
Rắn non chết cứng trong nấm mộ hổ phách 99 triệu năm

Rắn non chết cứng trong nấm mộ hổ phách 99 triệu năm

Con rắn non bò ra khỏi vỏ cách đây 99 triệu năm ở Đông Nam Á không có cơ hội lớn lên. Thay vào đó, nó bị nhựa cây rơi trúng và cuối cùng chết cứng trong nấm mộ hổ phách.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News