Cái kết bi thương của nhà khoa học huyền bí nhất trong lịch sử

Pietro D'Abano là một triết gia nổi tiếng, nhà chiêm tinh, bác sĩ y khoa, đồng thời ông còn bị đồn đại là một phù thủy có tiếng tại Ý, thời Trung Cổ.

Sự thật về D'Abano được bao phủ với nhiều chi tiết huyền bí trong nhiều thế kỷ như nổi danh là vô cùng giàu có xa hoa hơn cả các vua chúa. Và theo truyền thuyết thi D'Abano đã thực hành ma thuật đen bằng cách sử dụng các hình thức quỷ dữ để gây bệnh tật và chữa bệnh. Người ta đồn đại rằng, ông sở hữu viên đá của Đạo tràng, mục tiêu tối cao của các nhà giả kim thuật, được cho là có thể biến các kim loại cơ bản thành vàng và ban cho sự bất tử, chính vì vậy nên ông mới có gia tài khổng lồ đến thế.


Pietro D 'Abano.

Cho đến nay những câu chuyện và truyền thuyết gắn liền với tên của Pietro D 'Abano vẫn đang được nhiều nhà nghiên cứu lịch sử và khoa học vẫn còn đang tìm kiếm.

Những gì mà lịch sự được biết đến một cách chắc chắn là D'Abano sinh năm 1257 tại một thị trấn nhỏ của Ý có tên gọi là Abano Terme. Năm 1270, D'Abano chuyển đến sinh sống tại Constantinople, khi đó vẫn đang là thủ đô của đế chế Byzantine Kitô giáo và là một trong những trung tâm văn hóa và giáo dục lớn nhất ở châu Âu. Tại nơi đây, ông đã tự mình trau dồi thật nhuần nhuyễn tiếng Hy Lạp để có thể tự vào các thư viện Byzantine cổ đại để nghiên cứu và tìm hiểu về chiêm tinh học, triết học và y học.

Vào khoảng năm 1300, khi D'Abano tròn 43 tuổi, ông chuyển đến Paris để tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu hơn và nhanh chóng trở thành một trong những Tiến sĩ Triết học và Y khoa nổi tiếng. Giống như nhiều học giả thời bấy giờ, D'Abano thực hành về chiêm tinh học và rất quan tâm đến thuật giả kim cũng như các phương pháp dự đoán tương lai khác. Danh tiếng của ông đã giúp ông tiếp cận với nhiều trí thức hàng đầu cũng như Đức Giáo Hoàng và các nhà lãnh đạo tôn giáo quyền lực khác.

Do tài năng và nhờ sự kiên nhẫn nghiên cứu, học hỏi Pietro D’Abano trở thành một bác sĩ danh tiếng và cứu chữa được vô số bệnh nhân mắc các bệnh được coi là hiểm nghèo thời kỳ đó.

Ông được các bệnh nhân tôn sùng gọi là "Great Lombard" tại khắp các vùng ở nước Ý và tại Pháp, D'Abano cũng nổi tiếng là một bác sĩ rất có tay nghề và hiệu quả, và mặc dù ông lấy phí chữa bệnh vô cùng đắt đỏ, nhưng bệnh nhân vẫn ùn ùn kéo đến. Đây có thể chính là lý do cho nguồn tài chính vô cùng dồi dào của ông. Nhưng trong thời trung cổ, các phương pháp khoa học chưa được phát triển, biên giới giữa khoa học và ma thuật chưa được xác định đầy đủ.

Do danh tiếng chữa bệnh quá nổi, và gần như chưa được các loại bệnh được coi vô phương cứu chữa lúc đó, Pietro D'Abano bị buộc tội là phù thủy và dị giáo. Tu viện Saint-Jacques ở Paris cáo buộc ông là kẻ dị giáo dùng ma thuật để chữa bệnh và ông bị đưa đến Padua. Ông bị truy tố 2 lần bởi Tòa án giáo hội, mặc dù cáo trạng không rõ ràng và không nhất quán.


D'Abano thực hành về chiêm tinh học và rất quan tâm đến thuật giả kim. (Ảnh minh họa).

Lần đầu tiên ông được tha bổng, nhưng sau đó ông lại bị truy tố với các lời cáo buộc chủ yếu buộc tội là phù thủy và dùng sự ảnh hưởng của ma quỷ để phù phép gây bệnh tật (sau đó chữa khỏi bệnh để lấy tiền) và đồng thời quy kết ông về tội dùng phép thuật chiêm tinh khiến thiên thể làm ảnh hưởng đến thiên nhiên.

Pietro D'Abano qua đời vào năm 1316 trong khi bị giam giữ, hưởng thọ 59 tuổi. Khi bạn bè tìm kiếm thi thể của ông trong nhà thờ Thánh Augustin, họ phát hiện ra xác của ông bị thiêu cháy gần hết và có những dấu vết của một cuộc hành quyết man rợ.

Trước khi qua đời, D'Abano đã để lại nhiều công trình khoa học có giá trị cho hậu thế. Ông dịch các tác phẩm của rabbi Abraham Aben Ezra (1089-1167) giải mã các triết lý kinh thánh cũng như những tìm tòi khởi đầu về toán học và thiên văn học. D'Abano cũng đã viết 2 tác phẩm quan trọng khác là “Conciliator differentiarum quae inter philosophos et medicos versantur” (xuất bản ở Mantua, 1472, Venice, 1476) và “De venenis eorumque remediis” (1472), trong đó bản dịch tiếng Pháp được xuất bản ở Lyon năm 1593. Đây là những cuốn sách có giá trị lý giải những kiến thức cổ xưa về y học Ả rập và triết lý tự nhiên Hy Lạp.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất