Cái nóng khủng khiếp từng càn quét địa cầu

Sự tuyệt chủng lan rộng khắp các loài trong thời đầu kỷ Tam Điệp đã biến trái đất thành hoang mạc, do cái nóng khủng khiếp tiêu diệt toàn bộ sự sống.

Vào giai đoạn từ 247 đến 252 triệu năm trước, trái đất oằn mình trước những đợt nóng khủng khiếp, khi sự sống lâm vào tình trạng diệt vong trên diện rộng, được gọi là sự kiện chấm dứt kỷ Permi. Quá trình tuyệt chủng xảy ra và quét sạch hầu hết toàn bộ sự sống trên bề mặt địa cầu, kể cả thực vật hầu như cũng không thể sống nổi, với 95% số lượng chết sạch. Hành tinh của chúng ta lúc đó giống như một lò nướng bánh cực đại, khiến toàn bộ sinh vật vất vả tìm đường sống sót, và phần lớn đều thất bại.

Thực vật vốn đảm nhiệm vai trò tiêu thụ khí CO2 và làm mát trái đất. Do vậy, thiếu cây cối, địa cầu giống như một nhà kính khổng lồ, và mọi thứ bắt đầu bị mất kiểm soát, theo đồng tác giả cuộc nghiên cứu là Paul Wignall, nhà cổ sinh vật học của Đại học Leeds (Anh). Một số ít ỏi hình thái của sự sống từng thoát khỏi sự diệt chủng kỷ Permi, như ốc sên và hàu vỏ cứng, cũng không chịu nổi sức nóng kinh người. Thế là trái đất rơi vào tình trạng chết chóc trong suốt 5 triệu năm, theo báo cáo trên chuyên san Science.

Để rút ra kết luận trên, chuyên gia Wignall và đồng sự nghiên cứu các hóa thạch nhỏ thu thập được từ những vùng biển cạn ở miền nam Trung Quốc, lúc đó là vùng xích đạo. Khi phân tích các đồng vị ô xy trong hóa thạch nhằm xác định nhiệt độ thời đó, các chuyên gia phát hiện những vùng biển này vào thời hậu kỷ Permi từng đạt đến 40 độ C ở bề mặt, mức nhiệt độ được liệt vào dạng chết chóc. Để so sánh, nhiệt độ trung bình của khu vực này hiện tại là vào khoảng 25 đến 30 độ C. Kết quả này có thể giúp lý giải bí ẩn lâu nay từng khiến giới khoa học vò đầu bứt tóc mà không hiểu tại sao trái đất phải mất đến 5 triệu năm mới khôi phục sau sự kiện tuyệt chủng thời kỷ Permi, trong khi các lần tuyệt chủng khác chỉ mất vài trăm ngàn năm. Dưới cái nóng kinh người đó, không sinh vật nào sống nổi. Đây cũng có thể là thời kỳ nóng nhất trong lịch sử trái đất.

Vậy cơn ác mộng trên có thể xảy ra một lần nữa chăng? “Trên lý thuyết, nó có thể xảy ra lần nữa”, chuyên gia Wignall trả lời. Nhiệt độ trung bình trên toàn cầu tăng khoảng 0,8 độ C kể từ năm 1880, theo Viện Nghiên cứu không gian Goddard của NASA, với 2/3 độ tăng diễn ra từ năm 1975. Tuy nhiên, thậm chí với xu hướng ấm lên như tốc độ hiện tại, còn lâu địa cầu mới lâm vào tình trạng đó. Dù vậy, giới chuyên gia cảnh báo trái đất có thể lâm vào tình trạng nguy hiểm nếu con người không chịu tiết chế các hành động làm hại môi trường, khiến nhiệt độ bề mặt địa cầu ngày càng ấm lên.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Đăng ngày: 21/04/2025
Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên. 

Đăng ngày: 18/04/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 18/04/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 17/04/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 16/04/2025
Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Đăng ngày: 13/04/2025
Vì sao biển thường có màu xanh?

Vì sao biển thường có màu xanh?

Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Đăng ngày: 11/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News