Cảm giác bị dung nham nuốt chửng là như thế nào? Muốn biết, xem ngay video này

Dung nham - "sản phẩm" từ những vụ núi lửa phun trào đã luôn là thành phần gây cảm xúc nhất của tự nhiên. Chẳng thế mà trên thế giới có rất nhiều người - từ các nhà khoa học cho đến các thanh niên... rảnh rỗi đã quyết định thử ném đủ thứ vật dụng xuống dung nham để xem chuyện gì sẽ xảy ra.

Nhưng đã bao giờ bạn tự hỏi cảm giác khi bị dung nham nuốt chửng là như thế nào chưa? Nếu có, hãy cùng đến với "nạn nhân" mới nhất của thú vui ném đủ thứ xuống miệng núi lửa: một chiếc máy ảnh GoPro!

Cụ thể, chiếc máy này thuộc về Erik Storm - trưởng đoàn hướng dẫn viên du lịch tại núi lửa Kilauea (Hawaii) - một trong những khu vực núi lửa hoạt động dữ dội nhất. Storm đã đặt nó xuống một khe núi trước khi dung nham tràn đến, nhằm ghi nhận cảnh tượng kinh hoàng xảy ra với chiếc máy ảnh của mình. Ngoài ra thì cũng là để kiểm chứng danh hiệu "không thể phá hủy" mà công ty bán máy vẫn luôn tự hào gắn cho GoPro.

Tại đây, anh sử dụng một camera gắn trên người nhằm khi lại những khoảnh khắc ấn tượng khi dung nham chảy ra từ miệng núi.


Khoảnh khắc dòng dung nham nóng chảy bắt đầu "nuốt" camera.

Không may trong quá trình tác nghiệp, camera của anh bị rơi khỏi vị trí ban đầu và lọt vào một khe núi. Sau đó, nó bị dòng dung nham nóng chảy “nuốt chửng”. Erik tưởng chiếc camera sẽ bị cháy rụi nhưng bất ngờ thay, khi đập lớp nham thạch bên ngoài ra, chiếc camera vẫn dùng được.

Vận may hiếm có này giúp Erik có trong tay thước phim quý giá về giây phút trước khi dung nham “nuốt” camera. “Máy quay của tôi bị dung nham nhấn chìm. Sau đó, tôi dùng búa địa chất phá vỡ nó để lấy camera. Không ngờ camera vẫn chạy tốt”.

Dù quay năm 2016 nhưng gần đây đoạn clip mới được đăng tải. Video chia sẻ trên mạng nhanh chóng được người xem đón nhận. Erik nói rằng “quả là kì tích khi nó chịu được nhiệt độ nóng tới vậy”.

Dù chiếc máy ảnh không thể hoạt động đầy đủ chức năng trước vụ thử nghiệm, nhưng thực tế thì chỉ riêng việc nó "còn sống" sau khi chìm dưới dung nham nóng hơn 1000 độ C đã là cực kỳ ấn tượng rồi. Lớp vỏ nhựa bên ngoài máy tan chảy, nhưng vô tình tạo thành lớp bảo vệ các vi mạch quan trọng bên trong không bị tổn thương.

Dẫu vậy, nhìn chung thì đây là một thí nghiệm có phần may mắn với Storm. Các anh em dùng GoPro chớ nên thử, nếu không muốn tự tay vứt cả chục triệu ra ngoài cửa sổ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Video: Cách làm máy bay trực thăng cực đơn giản

Video: Cách làm máy bay trực thăng cực đơn giản

Máy bay lên thẳng, máy bay trực thăng (Helicopter) không còn là khái niệm xa lạ với mọi người. Nhưng việc chế tạo máy bay trực thăng mini tại nhà thì không phải ai cũng biết làm đâu nhé.

Đăng ngày: 29/12/2024
Điều gì xảy ra nếu Trái Đất có vành đai như sao Thổ?

Điều gì xảy ra nếu Trái Đất có vành đai như sao Thổ?

Nếu giống sao Thổ, Trái Đất sẽ có vành đai bao quanh dọc theo xích đạo. Vành đai này sẽ có hình dáng khác nhau khi nhìn từ những địa điểm khác nhau trên Trái Đất.

Đăng ngày: 23/12/2024
Video: UFO khổng lồ bí ẩn trên trời Nhật Bản gây kinh ngạc

Video: UFO khổng lồ bí ẩn trên trời Nhật Bản gây kinh ngạc

Một quả cầu khổng lồ ánh xanh sáng rực vụt qua trên bầu trời Nhật Bản khiến hàng nghìn người chứng kiến kinh ngạc.

Đăng ngày: 11/12/2024
Video: Tại sao các cơn bão xoay ngược chiều kim đồng hồ?

Video: Tại sao các cơn bão xoay ngược chiều kim đồng hồ?

Các cơn bão ở Bắc Bán cầu đều xoay người chiều kim đồng hồ, còn các cơn bão ở Nam Bán cầu thì ngược lại.

Đăng ngày: 11/09/2024
Video: 30 giây nhìn lại hành trình 10 ngày của siêu bão Irma

Video: 30 giây nhìn lại hành trình 10 ngày của siêu bão Irma

Hình ảnh từ vệ tinh NASA cho thấy hành trình hơn 10 ngày của bão Irma, từ Đại Tây Dương, qua vùng Caribe và tới bang Florida, Mỹ.

Đăng ngày: 10/09/2024
Hướng dẫn gói bánh chưng cực đẹp và chuẩn nhất

Hướng dẫn gói bánh chưng cực đẹp và chuẩn nhất

Bánh chưng là món ăn không thể thiếu được trong những ngày Tết của người Việt Nam. Tuy nhiên, để gói được bánh chưng ngon, chặt, lâu bị hỏng thì không phải ai cũng làm được.

Đăng ngày: 07/09/2024
Video: 5 cấp phân loại bão dựa theo sức gió

Video: 5 cấp phân loại bão dựa theo sức gió

Bão được chia thành 5 cấp theo thang Saffir-Simpson, cấp cao nhất tương ứng với cơn bão mạnh nhất.

Đăng ngày: 06/09/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News