Cần 100.000 năm để phục hồi thảm họa khí hậu

Trái đất sẽ cần tới hàng nghìn thế kỷ để khắc phục những hậu quả của tình trạng ấm lên toàn cầu nếu loài người tiếp tục đưa khí thải vào bầu khí quyển.

 Telegraph cho biết, các nhà khoa học khắp thế giới sẽ tới thành phố London, Anh trong tuần này để tham dự một hội nghị về biến đổi khí hậu. Nhiều người trong số họ đã nghiên cứu những lớp trầm tích đá hình thành cách đây vài triệu năm để lập mô hình về tác động của khí thải đối với sự thay đổi nhiệt độ địa cầu và sự tuyệt chủng của các loài trong quá khứ.

Giáo sư Jim Zachos, một chuyên gia của Đại học California tại Mỹ, nói rằng 55 triệu năm trước hoạt động núi lửa giải phóng 4.500 tỷ tấn khí thải vào khí quyển trong vài nghìn năm. Tình trạng đó khiến nhiệt độ bề mặt trái đất tăng thêm 6 độ C, buộc tất cả hệ sinh thái phải thích nghi, di chuyển khỏi khu vực sinh sống hoặc chết.

Theo Zachos, nếu loài người tiếp tục sản xuất khí thải với tốc độ như hiện nay, khoảng 5.000 tỷ tấn khí thải sẽ được bơm vào khí quyển trong vài trăm năm tới. Hiện tượng ấy khiến nhiệt độ trái đất tăng lên mức cao nhất trong lịch sử và có thể gây tuyệt chủng diện rộng đối với nhiều loài sinh vật.

Hiệp hội Địa chất Anh cảnh báo trái đất sẽ cần hàng nghìn thế kỷ để khắc phục những hậu quả của tình trạng ấm lên toàn cầu.

Những bằng chứng về địa chất từ 55 triệu năm trước cho thấy sự gia tăng lượng khí thải sẽ khiến nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng ít nhất 5 hoặc 6 độ C. Nếu các hoạt động tạo ra khí thải của loài người không chấm dứt, quá trình phục hồi của khí hậu trái đất sẽ phải trải qua ít nhất 100.000 năm. Các mô hình khí hậu trên thế giới đều ủng hộ nhận định này”, Hiệp hội Địa chất Anh tuyên bố.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Đăng ngày: 27/04/2025
Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới

Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới

Không có những đợt phun trào đỏ ngầu dung nham, ngọn núi lửa Ol Doinyo Lengai ở châu Phi lại tuôn trào dòng nham thạch đen ấn tượng.

Đăng ngày: 27/04/2025
Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Đăng ngày: 26/04/2025
Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Đăng ngày: 21/04/2025
Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên. 

Đăng ngày: 18/04/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 18/04/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News