Cận cảnh bọ sát thủ hạ gục con mồi bằng chất độc chết người

Không phải ngẫu nhiên những con côn trùng bé nhỏ này được đặt tên là bọ sát thủ. Tất cả là nhờ kỹ thuật săn mồi bằng nọc độc điêu luyện của nó, nổi tiếng với biệt danh "Nụ hôn của thần chết".

Khi nhắc đến những chuyến rình rập săn mồi đầy hấp dẫn hay những cuộc chiến cạnh tranh sinh tồn khốc liệt, chúng ta sẽ thường liên tưởng đến các loài động vật to lớn như sư tử (trên cạn), cá mập (dưới biển) hoặc đại bàng (trên không).

Nhưng thế giới không chỉ gói gọn trong những loài vật to lớn đó mà còn có phần của những sinh vật bé nhỏ - những loài côn trùng.


Điểm lợi hại của loài bọ sát thủ nằm ở kỹ thuật săn mồi của nó.

Cuộc sống của những sinh vật này cũng vô cùng phong phú và đặc sắc. Bên cạnh những loài bọ mang vẻ đẹp độc đáo, đáng yêu thì cũng tồn tại không ít loài có hình dạng xấu xí, to lớn đến đáng sợ. Bên cạnh đó, chúng còn mang trong mình dòng máu hung hăng, sẵn sàng tiêu diệt đối thủ bằng những thủ đoạn tàn độc nhất.

Trong số những kẻ săn mồi thu nhỏ, bọ sát thủ (họ Reduviidae) là loài côn trùng đặc biệt hung ác giống như tên gọi của nó.

Đây là một loài chân khớp, trên thân thường có các đốm trắng và vàng, ở chân có các đốm vàng rực.

Các thành viên của họ Reduviidae có rất nhiều kích cỡ, có loài chỉ từ vài milimét đến những loài dài hơn 3 centimét.

Điểm lợi hại của loài bọ sát thủ nằm ở kỹ thuật săn mồi của nó. Loài bọ này dùng chiếc vòi dài của mình để đâm, sau đó tiêm chất độc vào người con mồi. Nọc độc của loài bọ sát thủ có các enzym tiêu hóa khiến thân thể con mồi sẽ bị hóa lỏng, từ đó kẻ đi săn có thể nuốt chửng chúng một cách dễ dàng.

Điều này được tái hiện rõ trong đoạn clip. Theo đó, con bọ sát thủ áp sát dần vào người con sâu bướm. Sau đó bằng một hành động dứt khoát, con bọ đâm chiếc vòi trên mũi nó vào người con sâu rồi bơm liên tục chất độc vào nó.

Chỉ chưa đầy 15 giây, con sâu bướm đã cam chịu số phận của nó và trở thành món sinh tố ngon miệng dành cho con bọ sát thủ.

Chính khả năng “hóa lỏng” con mồi khiến bọ sát thủ trở thành mối đe dọa thậm chí với cả những sinh vật có kích thước lớn hơn nhiều so với chúng.

Kẻ săn mồi xảo quyệt này hầu như phân bố trên toàn thế giới. Chúng đa dạng hơn ở những vùng nhiệt đới. Các nhà khoa học mô tả có khoảng 6.600 loài khác nhau, với hơn 100 loài sống ở Bắc Mỹ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cận cảnh quá trình ve sầu

Cận cảnh quá trình ve sầu "thoát xác"

Trong một dịp đi nghiên cứu về các loài sinh vật, côn trùng, nhà nhiếp ảnh Thomas Marent đã may mắn chứng kiến quá trình một chú ve sầu lột xác.

Đăng ngày: 13/05/2025
Độc đáo loài xương rồng tự chết để tiếp tục tồn tại và lan rộng khắp sa mạc

Độc đáo loài xương rồng tự chết để tiếp tục tồn tại và lan rộng khắp sa mạc

Không giống các loại xương rồng khác trên thế giới thường phát triển theo chiều dọc, Creeping Devil phát triển theo chiều ngang và nằm trên mặt đất.

Đăng ngày: 10/05/2025
Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ

Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ

Cân bằng hoá học giữa các sắc tố trong bụng chuồn chuồn xác định màu sắc của chúng. Khi có chất oxi hoá, những tế bào này vàng và khi có mặt chất khử, chúng trở thành đỏ.

Đăng ngày: 09/05/2025
Việt Nam vinh dự sở hữu 3 trong 10 loại quả hiếm nhất thế giới

Việt Nam vinh dự sở hữu 3 trong 10 loại quả hiếm nhất thế giới

Trong danh sách 10 loại trái cây được bình chọn là ngon và hiếm nhất thế giới, thì có tới 5 loại quả xuất hiện ở Việt Nam nhưng trong đó có 3 loại quả có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Á.

Đăng ngày: 05/05/2025
Top 10 loại nấm quý hiếm nhất ở Việt Nam

Top 10 loại nấm quý hiếm nhất ở Việt Nam

Hiện nay các loại nấm là món ăn ưa thích của nhiều người. Không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao chúng còn là nguyên liệu để chế biến những món ăn hấp dẫn.

Đăng ngày: 04/05/2025
Cây ô liu 3.000 năm tuổi vẫn ra quả

Cây ô liu 3.000 năm tuổi vẫn ra quả

Dù đã trải qua hơn ba thiên nhiên kỷ, cây ô liu cổ thụ vẫn xanh tốt, ra trái đều đặn, chất lượng cao.

Đăng ngày: 04/05/2025
12 loại nấm độc nguy hiểm nhất thế giới

12 loại nấm độc nguy hiểm nhất thế giới

Nếu ăn phải một số loại nấm độc như nấm đôi cánh thiên thần hoặc nấm mũ đầu lâu, con người sẽ bị tổn thương gan, thận, hệ thần kinh, dẫn đến tử vong.

Đăng ngày: 02/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News